Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm

PV - 15:55, 18/07/2022

Từ khi được bầu làm Người có uy tín của cộng đồng người Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai), ông Đô Hô Sên đã tìm cách bảo tồn và gìn giữ chữ viết của dân tộc bằng cách mở lớp dạy chữ Chăm cho các em nhỏ.

Hơn 10 năm gắn bó với công việc “bao đồng”, ông Sên không nhận đồng thù lao nào. Phần thưởng và cũng là tâm nguyện của ông là chữ viết, bản sắc văn hóa của người Chăm không bị mai một.

Giữ gìn văn hóa người Chăm

Lớp dạy chữ của ông Đô Hô Sên nằm bên trong giáo đường của người Chăm. Bên trong có bảng đen, bàn ghế, hệ thống đèn điện và một tủ sách. Phần lớn giáo trình dạy chữ viết cho con em đồng bào đều do ông sưu tầm dựa theo tài liệu dạy chữ của người Chăm ở các tỉnh: An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận và chia sẻ của những Người có uy tín trong cộng đồng. Từ 26 chữ cái Chăm, ông Sên biên soạn cách ghép âm, ghép vần, tạo câu sao cho người học dễ nhớ. Ngoài dạy chữ và những kiến thức liên quan đến đời sống hằng ngày, ông Sên cùng một số người khác còn dịch một truyện ngắn tiêu biểu, gương đạo đức từ tiếng Ả-rập, tiếng Việt sang tiếng Chăm để dạy cho con em trong làng.

Ông Đô Hô Sên hướng dẫn học sinh học chữ của đồng bào Chăm. (Ảnh: M.Ny)
Ông Đô Hô Sên hướng dẫn học sinh học chữ của đồng bào Chăm. (Ảnh: M.Ny)

Dẫn chúng tôi đi tham quan lớp học, ông Sên chia sẻ, Đồng Nai chỉ có 2 làng Chăm, 1 làng ở xã Bình Sơn (huyện Long Thành) có nguồn gốc từ tỉnh An Giang và 1 làng ở xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) nguồn gốc từ tỉnh Tây Ninh. Sau ngày đất nước được thống nhất, ông theo gia đình lên Đồng Nai định cư. Thời điểm đó, địa phương chưa có giáo đường, chưa có nhà văn hóa, không có dạy chữ; người Chăm sinh hoạt giáo lý và tiếng nói mẹ đẻ cho nhau tại nhà. Thấy nhiều người bao gồm cả người già, trẻ nhỏ chỉ nói được tiếng Chăm mà không biết đọc, biết viết, ông Sên có ý tưởng mở lớp dạy chữ.

“Những người biết đọc và viết chữ Chăm ngày càng ít. Tôi sợ mình không mở lớp dạy chữ thì không lâu sau tiếng nói, chữ viết và cả bản sắc văn hóa riêng của dân tộc cũng sẽ biến mất”, ông Sên nói.

Lúc trở thành Người có uy tín của cộng đồng Chăm, ông Sên báo cáo với chính quyền xã về ý tưởng thành lập lớp học và xin hỗ trợ sách, bút, bàn ghế, điện chiếu sáng. Rồi ông đến từng nhà vận động các bậc phụ huynh cho con đến lớp học chữ. Ban đầu lớp chỉ mở buổi tối, chưa đến 10 em tham gia, nhưng ông vẫn kiên trì dạy chữ Chăm và tiếng Việt cho những em không có điều kiện đến trường. Thấy con em mình đọc thông viết thạo, nhiều bậc cha mẹ, rồi cả ông bà 50 tuổi cũng xin tham gia lớp học. Số lượng học trò ngày một đông, ông Sên phải chia lớp, chia ca và mời thêm 2 thầy dạy phụ.

Hiện tại, ở thánh đường người Chăm có 2 lớp học với khoảng 60 người, trong đó có lớp dạy chữ cơ bản cho các em nhỏ. Tiền sách vở, bút mực, giáo trình đều do ông Sên đi vận động mạnh thường quân hỗ trợ. Lớp học được giao lại cho 2 “thầy giáo” trẻ phụ trách, ông Sên quán xuyến mọi hoạt động của thánh đường.

Nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào

Niềm vui của ông Sên là giúp con em đồng bào Chăm thông thạo tiếng nói, chữ viết Chăm ngày càng nhiều, tự tay viết hồ sơ, ký tên đi làm công ty. Điều ông luôn trăn trở là hiện tại chỉ có 2 người dạy chữ, không “trụ” nổi với lớp học. Các thầy dạy học miễn phí. Hằng tháng Ban vận động của giáo đường có đi vận động tiền từ các hộ gia đình để trả công, nhưng không được bao nhiêu so với sinh hoạt phí.

“Trước khi đến lớp, em chỉ nghe và nói tiếng Chăm chứ không biết viết chữ. Bây giờ em đã thuộc lòng bảng chữ cái và có thể dạy chữ cho em của mình. Em còn đọc được 5 điều Bác Hồ dạy bằng cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt”.

Em Mohamad Karim

Ông Mohamad Amin, thầy dạy tiếng Chăm ở đây được hơn 2 năm, cho biết ông từng đi học ở nước ngoài về, sau đó dạy chữ cho người Chăm ở TP. Hồ Chí Minh. Hơn 3 năm trước, ông chuyển về Bình Sơn sinh sống và tiếp tục công việc này. “Tôi muốn góp phần lưu giữ chữ viết của người Chăm cho thế hệ sau. Tôi dạy chữ và những kiến thức, đạo đức làm người, kinh nghiệm cuộc sống tôi biết. Mong rằng các con lớn lên, ra đời thích ứng được với xã hội”, ông Amin nói.

Về phần mình, ông Amin mong Nhà nước quan tâm đến các “thầy giáo làng” để họ có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Theo UBND xã Bình Sơn, việc làm của ông Sên và những người tham gia dạy chữ rất ý nghĩa. Không chỉ góp phần duy trì, bảo tồn nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm ở Bình Sơn mà còn giúp con em đồng bào DTTS trên địa bàn xã nâng cao hiểu biết. Ông Sên là Người có uy tín, nhiều lần được chính quyền các cấp tặng Giấy khen, Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc, tôn giáo và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Mới đây nhất, lực lượng vũ trang huyện và Huyện ủy Long Thành đã hỗ trợ 500 triệu đồng để xây dựng công trình văn hóa gồm 2 phòng học, 1 phòng đọc sách ngay trong thánh đường Chăm. Công trình dự kiến khánh thành và đưa vào sử dụng từ cuối tháng 7 này, để giúp con em đồng bào Chăm thuận lợi hơn trong việc dạy - học chữ Chăm. Ngoài ra, huyện Long Thành cũng thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện để người Chăm cải thiện cuộc sống như: Hỗ trợ sách vở, học bổng, xe đạp cho học sinh; mở lớp dạy nghề và giới thiệu việc làm; xây dựng nhà văn hóa và duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống...

Có thể nói, việc mở lớp dạy chữ viết cho con em đồng bào Chăm tại xã Bình Sơn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc Chăm nói riêng và các DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 5 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 6 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 6 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 6 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 6 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 6 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.