Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người “đãi cát tìm vàng” trên vùng sông nước Cửu Long

PV - 10:09, 01/10/2018

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận (dân tộc Hoa) sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu, quê hương của bản đờn ca tài tử bất hủ “Dạ cổ hoài lang”. Ông vốn khởi nghiệp bằng nghề Đông y nhưng lại rất say mê nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ và đờn ca tài tử. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã công bố, xuất bản, được đánh giá cao về giá trị khoa học xã hội và nhân văn. Hiện, ông là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bạc Liêu, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Biết tên tuổi ông đã lâu, nhưng lần dự Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại TP. Vũng Tàu mới đây, tôi mới được gặp và trò chuyện cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận.

Các “nghệ sĩ chân đất” biểu diễn đờn ca tài tử tại một điểm du lịch ở TP. Bạc Liêu. (Ảnh TL). Các “nghệ sĩ chân đất” biểu diễn đờn ca tài tử tại một điểm du lịch ở TP. Bạc Liêu. (Ảnh TL).

Là người mê văn chương, ông đã theo học khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nhưng sau khi tốt nghiệp, ông không đi dạy học mà về làm việc ở Phòng Chẩn trị Đông y tại thị xã Bạc Liêu. Ông Thuận cho biết, Đông y là nghề gia truyền mấy đời của gia đình nên cho tới giờ, dù say mê nghiên cứu văn hóa dân gian, ông vẫn giữ nghề “cha truyền con nối”.

Cuốn sách đầu tiên nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho ra đời, là đi sâu nghiên cứu về “Đặc điểm văn hóa Khmer Nam bộ”, gồm văn hóa vật thể và phi vật thể. Đối với phần văn hóa vật thể, ông có nhiều đóng góp khi nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chùa chiền của người Khmer ở Nam bộ. Qua đó, người đọc hiểu được, đối với người Khmer Nam bộ, dù ở một phum, sóc nhỏ nhưng ngôi chùa bao giờ cũng được xây dựng lớn, uy nghi, trang trí các đường nét chạm khắc hoa văn thật tinh xảo, kỳ công. Trong đó, mỗi hoa văn, họa tiết đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, rất đặc biệt. Chùa Khmer thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca ở chính điện, chứ không thờ các tượng Phật, Bồ Tát… như các chùa phái Bắc Tông khác.

Phần nghiên cứu về văn hóa phi vật thể, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận nhận định, nổi bật nhất là 3 lễ hội chính trong năm gồm: Chôl-Chnăm Thmây, Sen Đolta và Óc-om-booc. Mỗi dịp diễn ra lễ hội, tất cả cộng đồng Khmer đều dành thời gian trọn vẹn ở trong chùa để hành lễ, biểu diễn các loại hình nghệ thuật đàn, hát dân gian truyền thống, đó là nét đặc thù của người Khmer Nam bộ.

Một trong những công trình nghiên cứu công phu và đáng chú ý nhất, có sự đóng góp đáng kể nhất của nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, chính là cuốn “Bước đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu”. Công trình này được NXB Thanh Niên xuất bản lần đầu năm 2012, sau đó được tác giả bổ sung thêm và đổi tên là “Tìm hiểu cổ nhạc Bạc Liêu”, Nhà xuất bản Âm Nhạc tái xuất bản 3.000 bản phục vụ Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất, tổ chức tại Bạc Liêu năm 2014.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận luôn tâm huyết nghiên cứu văn hóa dân tộc Khmer (Trong ảnh: Hội đua ghe ngo trong dịp Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer-Nam Bộ). (Ảnh TL). Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận luôn tâm huyết nghiên cứu văn hóa dân tộc Khmer (Trong ảnh: Hội đua ghe ngo trong dịp Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer-Nam Bộ). (Ảnh TL).

Để giới thiệu được khá đầy đủ những tác giả nổi danh trong làng cổ nhạc Bạc Liêu, ông Trần Phước Thuận đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để sưu tầm, ghi chép. Nhờ đó, những tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, những đóng góp quan trọng của từng nghệ nhân đối với nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử được ghi nhận một cách thật công tâm và chính xác.

Đó là những tên tuổi một thời vang danh không chỉ ở xứ Bạc Liêu mà khắp Nam bộ như Nhạc Khị (tên thật là Lê Tài Khí), Sư Nguyệt Chiếu, Bảy Kiên, Cao Văn Lầu, Nguyễn Văn Bình, Ba Chột, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Lư Hòa Nghĩa, Bảy Cao, Lý Khị, Thái Đắc Hàng…

Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận cho biết, trong số hơn 30 nghệ nhân được đánh giá là đại thụ trong nghệ thuật dân gian truyền thống ở Bạc Liêu, thì Nhạc Khị (1870-1948) là người ông bỏ công sức, thời gian nhiều nhất để đi điền dã, sưu tầm, ghi chép tư liệu. Ông đã mất khoảng 5 năm tìm hiểu, nhưng chỉ viết được khoảng 2.000 chữ về tác giả này. Nhưng bù lại, đây là những thông tin vô cùng quý giá và là nguồn tư liệu chuẩn cho những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về một bậc tài danh trong làng đờn ca tài tử.

Đặc biệt, trong phần ghi chép lại các bản xưa của đờn ca tài tử nói chung, của Bạc Liêu nói riêng, Trần Phước Thuận đã dày công tỉ mỉ ghi một cách chính xác, đầy đủ cả 20 bản, tổ gồm cả nhạc và lời, từ bản thảo của hai cụ Ba Chột, Trịnh Thiên Tư.

Ông ghi lại hầu hết các bài nổi tiếng, được phổ biến rộng khắp trong làng đờn ca tài tử Nam bộ như: “Dạ cổ hoài lang” (Cao Văn Lầu); “Liêu giang” (Ba Chột); “Hưng trung thịnh” (Tư Bình); “Sương chiều” (Mộng Vân) và 6 câu vọng cổ của Trần Tấn Hưng…

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ đánh giá, đây là một nỗ lực rất lớn mà ông Trần Phước Thuận đã sưu tầm, biên soạn một cách có hệ thống và đầy đủ hơn so với các công trình của các tác giả đi trước trong nghiên cứu về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ nói chung, xứ Bạc Liêu nói riêng. Chính vì thế, dịp Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất, tổ chức tại Bạc Liêu, ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Cao Văn Lầu.

LƯƠNG ĐỊNH

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.