Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Người dân miền núi Quảng Ngãi ồ ạt bán keo non: Không nên "tham bát bỏ mâm"

Thành Nhân - 09:56, 03/08/2022

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là ở các huyện miền núi phát triển rất mạnh. Nhiều hộ gia đình ngoài việc mở rộng diện tích trồng, còn thuê đất và vay vốn ngân hàng để trồng rừng. Vì vậy, khi giá keo nguyên liệu tăng cao, người dân ồ ạt bán keo non để có tiền trang trải cuộc sống. Điều này đi ngược lại chủ trương trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả cho người dân trồng rừng của địa phương.

Người dân miền núi Quảng Ngãi đang khai thác keo non để bán
Người dân miền núi Quảng Ngãi đang khai thác keo non để bán

Bán keo non vì được giá

Quảng Ngãi là một trong những địa phương có diện tích trồng keo lớn của miền Trung, với hơn 2.200 ha. Thời gian này, về các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi không khó nhận ra cảnh người dân khai thác keo khá nhộn nhịp. Những cánh rừng keo mới trồng được 2 - 3 năm, thân cây chỉ bằng cổ chân, nhưng người dân vẫn cắt để bán. Sở dĩ có chuyện như vậy là do từ tháng 5 đến nay, giá keo nguyên liệu được thu mua khá cao từ 1,6 triệu đồng đến 1,7 triệu đồng/tấn, tăng gần 50% so với đầu năm 2022.

Ông Đinh Ka Nha, xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà đang cắt rừng keo khoảng 1ha, mới trồng được 3 năm chia sẻ: Cắt keo bây giờ là cắt non, đáng lý là 4 - 5 năm mới đạt yêu cầu, nhưng giờ kinh tế khó khăn, mấy năm rồi vì dịch Covid-19 nên không đi làm cái gì được, không có tiền. Nếu để keo già bán được nhiều tiền hơn, nhưng vì thiếu tiền nên phải bán thôi.

Theo ngành lâm nghiệp, keo từ 5 đến 7 năm tuổi gỗ mới đạt chất lượng và năng suất cao. Việc bán keo non là hành động "tham bát bỏ mâm" của người dân, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ rừng trồng. Thời gian qua, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành các nghị quyết về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện núi. Trong đó, có nhiệm vụ tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với công nghiệp chế biến gỗ theo hướng xuất khẩu; cơ cấu lại ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển rừng trồng cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Quảng Ngãi cũng xây dựng Đề án Liên kết phát triển trồng rừng sản xuất. Trong đó, người trồng rừng và DN là chủ thể thực hiện, còn ngành nông nghiệp là cầu nối, hỗ trợ về mặt pháp lý, tránh trường hợp các bên tự phá vỡ liên kết. Việc liên kết phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cả người trồng rừng và doanh nghiệp...

Tuy nhiên, có một thực tế là vì giá tăng cao, nhiều người dân ở tỉnh Quảng Ngãi ồ ạt thu hoạch keo non chưa tới kỳ khai thác, cho dù ngành lâm nghiệp có đưa ra khuyến cáo, chính quyền địa phương có tuyên truyền bao nhiêu đi nữa, thì vẫn không hạn chế được. Dẫn đến tình trạng, nông dân thu hoạch sớm sẽ không có năng suất cao, lợi nhuận thấp; Các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích nhưng người dân vẫn chưa mặn mà (trong ảnh các chuyên gia hướng dẫn người dân chăm sóc keo để trở thành rừng gỗ lớn)
Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích nhưng người dân vẫn chưa mặn mà (trong ảnh các chuyên gia hướng dẫn người dân chăm sóc keo để trở thành rừng gỗ lớn)

Người dân vẫn chưa mặn mà với trồng rừng gỗ lớn

Chủ trương trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trên cùng một diện tích thì giá trị rừng gỗ lớn, cao hơn nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ, tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Loại cây trồng phổ biến, phát triển nhanh như keo lai, bạch đàn lai đến năm thứ 5, vẫn còn là rừng gỗ nhỏ, nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, giá trị đạt trung bình khoảng từ 40 - 50 triệu đồng/ha.

Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ lớn (gỗ lớn của rừng trồng chiếm 70%) mới khai thác, thì hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 20cm trở lên. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ chế biến (gỗ xẻ), với giá trị 1,8 - 2 triệu đồng/m3 (đường kính trên 30cm khoảng 3 triệu đồng/m3), tức là khoảng 120 - 160 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, lợi ích của trồng rừng gỗ lớn không chỉ là giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần quan trọng để tăng khả năng giữ nước, giảm xói mòn, rửa trôi đất và góp phần bảo vệ môi trường... Thời gian qua, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích phát triển trồng rừng gỗ lớn, nhưng đến nay nhiều người dân vẫn chưa mặn mà tham gia.

Ông Phạm Trung Trường, người sở hữu hàng trăm héc ta rừng ở xã Bình An, huyện Bình Sơn chia sẻ: Tôi cũng muốn tham gia dự án chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Nhưng thời tiết ngày càng cực đoan, rừng trồng thường xuyên bị ngã đổ, mà doanh nghiệp lại không thu mua, nên tôi không dám mạo hiểm.

Nguyên nhân hạn chế phát triển rừng gỗ lớn, là rừng có chu kỳ kinh doanh dài nên dễ gặp rủi ro như cháy rừng, thiên tai. Ngoài ra, đa số chủ rừng là hộ cá nhân sở hữu diện tích rừng nhỏ lẻ; người dân miền núi còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, không đủ nguồn tài chính để thực hiện theo chu kỳ kinh doanh gỗ lớn. Bà Đinh Thị Méo, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà chia sẻ: Người dân chúng tôi không có thu nhập ổn định, nếu như trồng rừng gỗ lớn phải đợi thời gian dài, mà mức hỗ trợ chỉ 5 triệu đồng/ha thì lấy gì mà sống, nên được giá là bán thôi.

Về vấn đề này, ông Phạm Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng ngãi cho biết: Nút thắt hiện nay là, người dân sợ doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết, không chia sẻ rủi ro, còn doanh nghiệp thì lo người dân không tuân thủ hợp đồng. Do đó, để triển khai thực hiện được dự án trồng gỗ lớn mang tính bền vững, cần phải có sự liên kết, tạo niềm tin giữa người trồng rừng và doanh nghiệp.

Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 3 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 12:45, 18/05/2024
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.