Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân ở xã NTM vùng DTTS cần tiếp tục được trợ lực để thoát nghèo bền vững

Hạnh Nguyên - 04:49, 01/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trao đối với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Huỳnh Công Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long đề xuất, người dân ở xã NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn cần tiếp tục được trợ lực từ Chương trình MTQG 1719 để thoát nghèo bền vững.

Ông Huỳnh Công Tín - Phó chủ tịch UBND huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trả lời phỏng vấn của PV báo Dân tộc và Phát triển
Ông Huỳnh Công Tín - Phó chủ tịch UBND huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trả lời phỏng vấn của PV báo Dân tộc và Phát triển

 Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình MTQ 1719 trên địa bàn huyện Càng Long trong thời gian qua?

Ông Huỳnh Công Tín: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện được phân bổ 28 tỷ 608,8 triệu đồng để thực hiện các dự án thành phần, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào DTTS của huyện. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các ngành các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, động viên hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, vươn lên phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong phát triển kinh tế - xã hội cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu qủa các phòng trào thi đua.

Bên cạnh đó, huyện đã tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào thuộc đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đường giao thông. Theo đó, huyện đã xây dựng 28 công trình giao thông nông thôn, với tổng kinh phí 22 tỷ 409 triệu đồng. 

Đến nay, các xã vùng đồng bào dân tộc có đường ô tô về đến trung tâm xã và các tuyến liên xã đã được bê tông hóa. Tình hình kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc từng bước phát triển, đời sống ổn định và nâng lên. Có 3/3 xã (Phương Thạnh, Huyền Hội, Bình Phú) 100% xã vùng đồng bào dân tộc đều đạt nông thôn mới; 01 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao là xã Phương Thạnh.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, giải pháp mà huyện Càng Long cần thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn là gì, thưa ông?

Ông Huỳnh Công Tín:Dựa trên những kết quả đạt được, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan và Ủy ban Nhân dân các xã vùng đồng bào dân tộc, tiếp tục rà soát đăng ký nhu cầu thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho 2 ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Bình Phú là Nguyệt Lãng B, Nguyệt Lãng C. 

Tập trung giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ DTTS về đất ở; nhà ở; chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt phân tán. Xây dựng các công trình nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo dân tộc Kinh, cận nghèo ở các ấp ĐBKK.

 Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện có còn gặp khó khăn gì; giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Huỳnh Công Tín: Thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện, ngoài việc được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Càng Long luôn được sự đồng thuận cao từ đồng bào trong vùng dự án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, do đây là Chương trình lớn dành cho đồng bào DTTS mới được triển khai. 

Tại huyện Càng Long, trong Dự án 1 (hỗ trợ về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề) khi rà soát các đối tượng được thụ hưởng, đến khi được phân bổ vốn, thì các hộ này đã thoát nghèo, không còn thuộc đối tượng được hưởng chính sách. Từ đó dẫn đến việc thừa vốn phải phân tích chuyển nguồn sang năm sau và nộp trả ngân sách. 

Hay Dự án 3 Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, việc lựa chọn hộ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực hiện dự án theo hình thức liên kết chuỗi giá trị kéo dài thời gian nên gặp khó khăn trong giải ngân vốn. Đối với Dự án 5 Tiểu dự án 3: Số vốn dự kiến mở lớp đào tạo nghề và bố trí đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 5 tỷ 265,8 triệu đồng gồm, ngân sách trung ương 4 tỷ 579 triệu đồng, vốn sự nghiệp và ngân sách tỉnh đối ứng 15% vốn sự nghiệp 686,8 triệu đồng. Tuy nhiên, do đối tượng được đăng ký nhu cầu học nghề rất ít, nên không sử dụng hết nguồn vốn. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không nằm trên địa bàn vùng dân tộc nên không thể triển khai thực hiện được, mặc dù cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn cần được đầu tư.

Với những khó khăn và vướng mắc như trên, huyện Càng Long kiến nghị với Ủy ban Dân tộc, đối với Dự án 1: xem xét tạo điều kiện mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với hộ cận nghèo do thực hiện ấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu nên số lượng hộ nghèo ngày càng giảm dần, không còn đối tượng để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ đã thoát nghèo, nhưng chưa bền vững, vẫn đang ở ngưỡng hộ cận nghèo, hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn cần được hỗ trợ; nhiều tiêu chí xây dựng NTM chưa thực sự bền vững...

Đồng thời, với Dự án 5 (Tiểu dự án 3): Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS, đề xuất điều chỉnh mở rộng đối tượng học nghề là người dân vùng đồng bào DTTS, đồng thời mở rộng địa bàn đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm giáo dục và nghề nghiệp nằm tại trung tâm của huyện không nằm trên địa bàn xã vùng dân tộc, nhưng tình hình cơ sở vật chất thực tế còn gặp nhiều khó khăn, rất cần nguồn vốn đầu tư để phục vụ công tác đào tạo.

Trân trọng cảm ơn ông! 

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Công tác Dân tộc - PV - 1 giờ trước
Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Phóng sự - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Giữa bạt ngàn mây trắng, ngôi làng Aur của đồng bào Cơ Tu hiện ra nhỏ bé và thơ mộng. Cảm giác, chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Qua trăm năm, ngôi làng ấy vẫn “nguyên bản” như thuở sơ khai, bất chấp sự đổi thay của thời gian...

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 2 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.