Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đàn ông thông thái ở làng Hơma Glây

Ghi chép của Uông Thái Biểu - 16:56, 21/05/2021

Trong không gian núi rừng bao la, có một nơi mà tôi rất muốn về, đó là ngôi nhà sàn gỗ nhỏ ở plei (làng) Hơma Glây bên mép núi hùng vĩ Pơtơu Gớp. Ở đó, tôi có người bạn già Ya Loan, người đàn ông Chu Ru thông thái mà tôi luôn kính trọng và quý mến..

Ông Jơlơng Ya Loan
Ông Jơlơng Ya Loan

Già Jơlơng Ya Loan ở miền Tu Tra (Đơn Dương, Lâm Đồng) hồi còn trẻ từng làm giáo viên, giờ đây tuổi đã gần tám mươi vẫn là thầy giáo dạy tiếng Chu Ru cho nhiều lứa cán bộ địa phương và lớp trẻ trong và ngoài tộc. Ông từng được Đảng, Nhà nước vinh danh trong Lễ tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017; ông cũng được nhiều cấp, nhiều ngành trao tặng các phần thưởng cao quý. Những người đồng tộc của ông luôn coi Ya Loan là nhà thông thái, và tôi cũng vậy. Sự thông thái của ông thể hiện từ những lời ông nói, những việc ông làm, cách hành xử lịch lãm của ông, và đôi khi, chỉ là biểu cảm từ một nụ cười hiền lành và lịch sự thoáng lướt qua ánh mắt…

Không biết đã bao nhiêu lần tôi được ngồi dưới tán lá xum xuê của cây xoài rừng cổ thụ bên hiên nhà Ya Loan, rồi mê mẩn nghe ông say sưa trò chuyện về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. Cũng bao nhiêu lần, cùng Ya Loan đứng giữa plei Hơma Glây ngắm mãi ngọn núi hình yên ngựa trên dãy Pơtơu Gớp mà đuổi theo những dòng suy tưởng. Dãy núi tiếp mạch từ những bổng trầm địa hình cao nguyên, nơi trú ngụ của các vị thần mà người Chu Ru kính vọng. Tôi cùng ông thong thả ngắm núi, ngắm những làn khói đốt đồng thơm mùi rơm rạ, trò chuyện với những con người cần lao miền thượng, trải bước chân phiêu lãng giữa những buôn làng, ruộng rẫy và thả hồn theo dòng cảm thức của một tộc người. Chỉ đơn giản là vậy, mà nhớ, rồi muốn trở lại để được cùng đôi vợ chồng già đắm đuối với văn hóa tộc người ấy, ngồi dưới gốc xoài già mà kể câu chuyện ngày xưa, hát bài hát ngày xưa…

Ya Loan là người đàn ông Chu Ru thông thái. Một trong những biểu hiện về sự thông thái của ông, theo cảm nhận của tôi, đó là ông đã có lựa chọn đúng về không gian sống của gia đình mình. Có lần, chỉ tay về dãy núi Pơtơu Gơp, dãy núi như lũy thành che chở buôn làng, tôi nói với Ya Loan, ông là người hạnh phúc vì được sống giữa thiên nhiên hoang dã, giữa bao la nghĩa tình và sự kính trọng của những người đồng tộc. Ya Loan kể rằng, hơn bốn mươi năm trước, khi rất nhiều người đồng bào rời dần núi rừng ra đường lớn ở thì vợ chồng ông lại dắt díu đàn con rời buôn làng đông đúc, kéo nhau lên mép núi phạt cỏ hoang, lấy nước từ dòng suối Súr Thoòng nuôi lợn, chăm gà, trồng cây và sinh sống. Một ngôi nhà nhỏ cách biệt giữa núi rừng. Ở đó không có tiện nghi hiện đại, chỉ có tình yêu của một người đàn ông và một người đàn bà, có những đứa con, có ngọn lửa để sưởi ấm mỗi đêm lạnh và núi rừng bao dung che chở.

Nghĩ về Ya Loan của những ngày đó, tôi như tưởng tượng hình ảnh người đàn ông một mình đi ngược gió. Ông muốn và đã làm một ẩn sĩ tự do, nhưng không phải là thứ tự do vô trách nhiệm với cộng đồng. Ông vào rừng sống để giữ gìn và tận hưởng sự trong lành và giàu có của rừng. Vào rừng sống như là cách lựa chọn phong thái an nhiên giữa mênh mông nguồn cội, dựa vào sự tĩnh lặng của thiên nhiên, dựa vào minh triết của đại ngàn để nhặt nhạnh từng nét đẹp trong kho tàng văn hóa Chu Ru.

Bà Ma Wy cũng kể, nơi này hồi xưa còn hoang vu lắm. Chim chóc bay lượn tự do. Vượn, khỉ từng đàn đánh đu trêu người. Lợn rừng và lợn nhà ăn chung khoai, bắp. Gà nhà và gà rừng bới mồi chung đàn. Không biết tự khi nào, những thanh âm của rừng đã trở nên thân thuộc, gắn bó, hài hòa với những thành viên trong ngôi nhà ấy. Vắng tiếng hót của con chim nào, thiếu tiếng kêu của con thú nào là Ya Loan, Ma Wy và những đứa con đều biết. Một tiếng đạn súng săn rít trong đêm u tịch cũng làm cho cả nhà thót tim. Những bữa động rừng, động trời cũng làm cho họ thức giấc thương đàn thú vật vã tránh mưa, trú bão. Ma Wy nói, thương nhất là những con thú non vừa mới ra đời, cứ hình dung chúng ướt lướt thướt run rẩy giữa cơn giông tố mà lo thắt ruột…

Thế đấy, cuộc sống của ông bà Ya Loan - Ma Wy đạm bạc mà an nhiên, thanh cảnh mà sâu sắc. Trong ngôi nhà ấy, tôi bắt gặp sự tối giản về tiện nghi vật chất nhưng giàu có sương núi và gió trời, tràn ngập màu xanh và nước mát, thấm đẫm tình yêu thương và chung một nỗi niềm về văn hóa tộc người.

                                                           * * *

Già làng, thầy giáo Ya Loan (phải) hướng dẫn ngôn ngữ Chu Ru cho cán bộ xã (Ảnh TL)
Già làng, thầy giáo Ya Loan (phải) hướng dẫn ngôn ngữ Chu Ru cho cán bộ xã (Ảnh TL)

Ya Loan thông thái. Sự thông thái của ông còn thể hiện trong việc đau đáu nghĩ và làm mọi cách để níu giữ từng chút vốn văn hóa cổ truyền Chu Ru. Tuổi càng ngày càng cao, điều Ya Loan lo lắng lại càng nhiều hơn. Và ông nhận thức rằng, ngôn ngữ là biểu hiện mạnh mẽ nhất của sức sống văn hóa một dân tộc nên đã chủ tâm làm mọi cách để bảo tồn tiếng nói Chu Ru. Trước thực trạng rơi rớt dần bản ngữ, từ năm 2005, Ya Loan bắt đầu dành thời gian nghiên cứu và sắp xếp lại hệ thống ngôn ngữ của dân tộc mình, nhất là sưu tầm vốn từ cổ. Ông hợp tác cùng một số nhân sĩ, già làng và thầy cúng hoàn thiện cuốn từ điển Chu Ru - Việt hơn mười ngàn mục từ. Trong đó ông còn chắt lọc đưa vào những câu ca dao, những bài dân ca, những truyện cổ, tên các vị thần, các vật dụng thông thường, các loại nhạc cụ. Đây là cuốn từ điển khó làm, công phu và phong phú hơn rất nhiều so với cuốn từ điển Việt - Chu Ru mà trước đây ông đã từng làm. Tìm kiếm vốn từ cổ Chu Ru đã khó, càng khó hơn khi chuyển sang nghĩa tiếng Việt thật sát, thật đúng. Nhưng ông và những người cộng sự đã làm và làm thành công.

Nhiều năm qua, Ya Loan cũng được mời soạn giáo trình và trực tiếp đứng lớp dạy tiếng Chu Ru cho cán bộ, công chức địa phương và cho cả lớp trẻ đồng tộc đang vơi dần vốn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tiếng Chu Ru học khó. Ya Loan hiểu điều đó, vậy nên với kỹ năng sư phạm vốn có, ông kiên nhẫn chỉ cho học viên tỉ mẩn từng nguyên âm, phụ âm, cấu trúc ngữ pháp từng câu, cách phát âm từng từ cho đúng. Giờ đây, ai đến huyện Đơn Dương, đến trụ sở các xã, sẽ thấy cán bộ người Kinh trò chuyện với đồng bào bằng tiếng bản địa rất thành thạo. Nhờ có vốn ngôn ngữ, giữa cán bộ và đồng bào thân tình, cởi mở và hiểu biết nhau hơn…

Ya Loan nói với tôi: “Mình hiền vậy đó, nhưng cũng có người thương, kẻ ghét. Người thương mình là những người làm kinh tế giỏi, những người muốn tìm hiểu văn hóa. Còn người ghét mình là mấy đứa phá rừng, đào núi.” Qủa như lời Ya Loan, một cán bộ ở xã Tu Tra cũng kể, nhiều năm trước, người dân địa phương và cả những người di cư tự phát từ nơi khác về đây đua nhau phá rừng. Có người vào rừng chặt gỗ bán, có người phá rừng lấy đất làm rẫy. Từng ngày, nhiều khu rừng ngã xuống để lại những khoảng trống xót xa. Khi ấy, những người có uy tín và trách nhiệm trong cộng đồng được giao khoán giữ rừng, Ya Loan cũng được giao bảo vệ 40ha rừng nguyên sinh. Ông nói: "Mình khuyên bà con đừng phá rừng nữa. Giữ rừng là giữ bình yên cho buôn làng. Bỏ phá rừng đi, về làm vườn, không rành thì mình chỉ cho cách làm, thiếu phương tiện thì mình cho mượn. Người nghe thì bỏ hẳn, theo mình, làm vườn. Người không nghe cũng không cãi lại nhưng vẫn âm thầm vác cưa máy vào rừng. Nhưng dần dần thì họ cũng nghe.”

Vũ điệu Tămya- Ariya của người Chu Ru (Ảnh: Tư liệu)
Vũ điệu Tămya- Ariya của người Chu Ru (Ảnh: Tư liệu)

Trong buôn lớn R’Lơm, Ya Loan là người đi đầu trong chuyển đổi cây trồng và hiện đại cách canh tác nông nghiệp. Hơn hai mươi năm trước, dân Chu Ru ở vùng này chỉ quen với việc trồng cây lúa. Diện tích đất đai hầu hết chỉ dành cho lúa. Nguồn nước không đủ, năng suất lúa thấp, nên thiếu cái ăn. Ya Loan nghĩ cách thay đổi. Ông thuê xe múc của nông trường về đào hai cái hồ lớn rộng cả mấy mẫu, vừa nuôi cá bán, vừa lấy nước tưới cho vườn nhà mình và hỗ trợ bà con xung quanh. Chủ động được nguồn nước, ông cũng san đất, trồng thêm các loại rau màu như cà chua, chanh dây, khoai lang… Hiện tại, hơn bảy mẫu đất của nhà Ya Loan cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Khi thấy Ya Loan làm vườn giỏi, nhiều bà con tìm đến học hỏi, ông chỉ dạy hết lòng và nhiều người đã thành công. Ông nói: “Người ta phá rừng cũng có cái lý riêng. Khi người dân làm vườn đủ sống, thì họ sẽ không nghĩ đến chuyện vác cưa vào rừng nữa.”

Khi tôi nói với Ya Loan rằng, ông là một trong những người Chu Ru thông thái nhất mà tôi được hân hạnh quen biết và giao kết thân tình. Ông cười hiền rồi khiêm nhường đáp lại: “Không đâu! Mình biết, mình chẳng phải giỏi giang gì. Chỉ là học cách hành xử của ông bà xưa, sinh ra giữa rừng, sống ở rừng thì phải biết lắng nghe và làm theo lý lẽ của rừng…”

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
Tin nổi bật trang chủ
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 phút trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 phút trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 6 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 13 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 17 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 21 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Tin tức - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.