Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ lửa cho Pồn Pôông xứ Mường

PV - 09:22, 12/03/2018

Đối với đồng bào Mường ở huyện miền núi Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa, Pồn Pôông được xem là loại hình văn hóa đặc sắc rất riêng, chứa ẩn nhiều điều thú vị và gắn liền với cuộc sống bao đời của đồng bào nơi đây.

Nghệ nhân Phạm Thị Tắng. Nghệ nhân Phạm Thị Tắng.

Để lưu giữ và trao truyền loại hình văn hóa này, nghệ nhân Phạm Thị Tắng ở xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn, phát huy văn hóa Pồn Pôông.

Cứ đến tháng 3 âm lịch, mùa hoa bông trắng nở, báo hiệu mùa lễ hội Pồn Pôông trở về trên các bản vùng cao tỉnh Thanh Hóa. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, hoa. “Pồn Pôông” tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây bông để cầu cho bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Pồn Pôông là loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc... Hoa bông trắng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, vì thế đây còn là lễ hội giao duyên gắn với nhiều câu chuyện tình lãng mạn.

Mặc dù đã hơn 70 tuổi, nhưng đối với nghệ nhân Phạm Thị Tắng vẫn nhớ đầy đủ các chi tiết của loại hình nghệ thuật này. Thời nhỏ bà đã nghe ông bà, cha mẹ mình hát, múa, diễn trò Pồn Pôông, rồi bà học thuộc làu. Mỗi lần ru em ngủ, đi chơi, đi lên rẫy, đi làm đồng hay đi lễ hội..., bà đều có thể hát, nhảy múa. Tổng cộng bà có thể thuộc tới hàng chục điệu, vừa hát vừa nhảy múa, như: hát xường, hát đang, hát đúm, hát bộ mẹng... Những lời ca, tiếng hát, điệu múa, diễn trò cứ thế thấm đẫm vào trong tâm hồn của bà tự lúc nào không biết.

“Ngày xưa, nghe ông bà tôi hát, múa thì mê lắm. Chỗ nào chưa thuộc, chưa hiểu thì hỏi ông bà dạy cho. Quan trọng nhất là phải nhập tâm mới làm được. Đến nỗi, ban đêm nằm ngủ còn mơ... hát. Không hát là thua các bạn, nên mình càng phải cố gắng để hát cho hay, múa cho đẹp”, bà Tắng nhớ lại.

Người Mường đã gọi các nhân vật chính trong lễ hội Pồn Pôông là các Ậu Máy là người chủ lễ, người tổ chức, chủ trì cuộc Pồn Pôông. Đặc biệt, Ậu Máy trong Pồn Pôông vẫn tồn tại với tư cách là “bảo tàng sống”, là di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường. Nghệ nhân Phạm Thị Tắng được quý trọng bởi những tài năng đặc biệt (Ậu Máy hay còn gọi là bà Máy-PV).

Theo lời bà Tắng, để trở thành trụ cột của một lễ hội, trò diễn Pồn Pôông phải có trên 6 người cùng nhau diễn, múa hát bên cây bông. Nhưng nhân vật chính thì chỉ có một. Chủ của hội Pồn Pôông gọi là Ậu Máy. Nhân vật này được mặc định phải là một người có uy tín trong làng, được truyền nghề từ một Ậu Máy đi trước.

Lễ hội Pồn Pôông Lễ hội Pồn Pôông

Lễ hội Pồn Pôông đặc biệt hấp dẫn người xem ở sự khéo léo của người Mường khi làm ra cây bông đủ màu sắc với các chùm hoa gỗ, nông cụ sản xuất, bầy muông thú…tượng trưng cho vũ trụ bao la; ở mâm cỗ mang đậm hương vị núi rừng, nhâm nhi rượu cần, say với điệu múa xường của các chàng trai, cô gái vùng cao.

Để chuẩn bị trò diễn Pồn Pôông, bà Tắng phải chuẩn bị làm cây bông trước lễ hội cả tháng. Có hai thứ hoa dùng trong cây bông, đó là hoa được đẽo từ cây chạng bạng và hoa giấy. “Muốn nhanh thì phải mượn người đẽo, phải trả công và nấu cơm cho người ta ăn, ở để cùng làm”, bà Tắng vừa tếu táo, vừa nói.

Nói về việc trao truyền cho con cháu về văn hóa Pồn Pôông, bà Tắng tâm sự: Trong thời đại hiện nay khi sự xâm nhập mạnh mẽ của các loại hình văn hóa nghệ thuật khác vào đời sống văn hóa của người dân thì việc bảo tồn và phát huy Pồn Pôông, gặp nhiều khó khăn. Hằng ngày, tôi vẫn dạy miễn phí các điệu múa hát, diễn trò Pồn Pôông cho con cháu trong và ngoài xã, trẻ có, già có.

Anh Vi (xã Vân Am, Ngọc Lặc), một trong những người đang học múa Pồn Pôông từ bà Tắng, chia sẻ: “Bà Tắng diễn hay lắm. Lễ hội nào không có bà là không vui đâu. Ngày nào bà diễn, chúng tôi đều đến xem để cổ vũ!”. Tôi đang cho con gái theo học bà Tắng, không hy vọng sau này trở thành người giỏi như bà nhưng nó sẽ diễn được các điệu Pồn Pôông cho dân bản xem, để giữ lại nét văn hóa truyền thống của tổ tiên.

Bao đời nay, Pồn Pông là nét văn hóa đặc sắc của người Mường. Làng nào có cộng đồng người Mường sinh sống thì ở đó có cây bông, có dàn cồng chiêng và có Pồn Pôông. Lễ hội và các trò diễn Pồn Pôông trở nên có sức sống mãnh liệt ăn sâu vào trong tiềm thức, đời sống văn hóa đồng bào Mường ở Ngọc Lặc từ xưa đến nay.

Phó Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc-ông Phạm Văn Quyền cho biết: Để lưu giữ và phát huy, trao truyền Pồn Pôông là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên rất may là có những người như bà Tắng đã tự nguyện hướng dẫn cho lớp trẻ cách diễn Pồn Pôông. Việc làm của bà đã khơi dậy và làm sống lại Pồn Pôông của xứ Mường. Những nỗ lực của bà Tắng đã làm cho đời sống văn hóa người Mường thêm phần phong phú và sinh động.

MINH THỨ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.