Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ thanh âm đàn m’bin

PV - 04:08, 29/06/2023

83 tuổi, ông A Quá (thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) không thể nhớ chính xác mình đã chế tác ra bao nhiêu chiếc đàn m’bin, nhưng cách làm đàn, chơi đàn m’bin, ông vẫn nhớ rõ. Và với ông A Quá, đàn m’bin như người bạn tri kỷ, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống thường ngày.

Ông A Quá dành cả đời để giữ gìn thanh âm đàn m’bin. Ảnh: V.T
Ông A Quá dành cả đời để giữ gìn thanh âm đàn m’bin. Ảnh: V.T

Tôi vô tình gặp ông A Quá ở một lễ hội được tổ chức tại thành phố Kon Tum. Chính đôi tay khéo léo đục đẽo, tạo hình chiếc đàn đã thôi thúc tôi tìm đến nhà ông.

Không khó để tìm đến nhà ông A Quá, chỉ cần đến thôn Đăk Răng hỏi thăm người dân nơi đây, không ai là không biết. Cũng phải thôi, ông A Quá đã sinh sống ở đây lâu năm, hơn nữa còn nổi tiếng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Giẻ Triêng nên rất được dân làng kính trọng. Vì đã hẹn trước, ông A Quá tạm gác lại công việc trên rẫy, ở nhà tiếp đón chúng tôi.

Thấy chúng tôi đến, ông niềm nở bắt tay, rồi vội vàng vào nhà lấy những cây đàn m’bin do ông tự tay làm, phần để giới thiệu, phần để ôn lại những kỷ niệm, câu chuyện của ông cùng những chiếc đàn m’bin. Ông kể, từ lúc lọt lòng, đàn m’bin đã gắn bó với đời sống của ông. Những giai điệu phát ra từ chiếc đàn m’bin của cha ông đã ru ông nhiều giấc ngủ ngon và theo ông cùng năm tháng.

Ngày đấy, cũng như chiếc gùi, đàn m’bin là vật dụng quan trọng trong đời sống của đồng bào Giẻ Triêng. Đàn m’bin mang giá trị tinh thần lớn với dân làng ở những buổi lễ hội, hay những đêm sáng trăng cả gia đình sum họp.

Ông A Quá kể: Ngày tôi còn bé, đời sống còn thiếu thốn nhiều thứ, chưa có điện, chưa có đài. Tối đến, những hôm trời không mưa, nhiều gia đình cùng quây quần bên đống lửa, bên ghè rượu. Khi men rượu thấm dần cũng là lúc cha tôi cùng đàn ông trong làng trổ tài đàn hát. Chỉ có lúc này, tôi mới được sờ vào chiếc đàn, được tường tận xem cha tôi chơi đàn.

Ông A Quá đầu tư nhiều trang phục để tự tin tham gia biểu diễn. Ảnh: V.T
Ông A Quá đầu tư nhiều trang phục để tự tin tham gia biểu diễn. Ảnh: V.T

Ngày còn bé, ông A Quá đã thích làm và chơi đàn m’bin. Nhưng vì đôi tay hậu đậu, chưa đủ khéo léo nên cha ông không cho sờ vào chiếc đàn. Khi xem cha mình cùng mọi người biểu diễn, sự uyển chuyển của từng ngón tay kèm theo âm thanh phát ra từ chiếc đàn đã cuốn hút và thôi thúc ông. Và khi có thể một mình lên rẫy, mang theo chiếc rựa, chiếc cuốc đi làm, thì cũng là lúc ông bắt đầu tập tành làm đàn.

Theo lời cha ông dạy, để làm đàn dễ dàng phải chọn gỗ sữa. Loại gỗ này xốp nhưng bền, phù hợp để đục đẽo thủ công, chế tác nhạc cụ. Thoạt đầu, ông A Quá nghĩ chỉ cần kiếm khúc gỗ nhỏ để tự làm một chiếc đàn có kích thước phù hợp với bản thân. Sau khi đưa khúc gỗ về nhà, ông A Quá mải mê gọt dũa, đục đẽo dựa trên hình thù chiếc đàn mà cha ông hay dùng. Sau một hồi dày công đục đẽo, ông A Quá “vỡ mộng” vì chiếc đàn không được như mong muốn, kích thước không cân đối.

Nhìn thấy chiếc đàn đầu tay của ông A Quá, cha ông cười rồi tận tình hướng dẫn con mình cách làm. Trông chiếc đàn có vẻ đơn giản, nhưng để hoàn thiện được buộc người thợ phải “thổi hồn” vào từng bộ phận của đàn m’bin. Sau khi chọn gỗ, người làm đàn phải chia gỗ theo tỷ lệ thành 3 phần cân đối gồm thân đàn, cầu đàn và đầu đàn rồi tiến hành đục đẽo.

Nhớ lời cha dặn, ông A Quá lại vào tận rừng sâu tìm những cây gỗ sữa lớn, chặt ra thành từng đoạn để mang vác ra khỏi rừng cho dễ. Về đến nhà, ông A Quá lập tức ướm chiếc đàn của cha mình vào khúc gỗ, rồi tỉ mỉ dùng mũi dao khắc lên thân gỗ làm dấu kích thước từng bộ phận chiếc đàn m’bin. Mượn dụng cụ của cha, ông tiến hành đục đẽo. Với đôi tay cần mẫn, cùng sự quyết tâm, chiếc đàn m’bin đầu tiên đã được ông A Quá hoàn thiện. Dù chi tiết không sắc sảo như cây đàn của cha, nhưng đó là thành quả của sự cố gắng, là động lực để ông tiếp tục chế tác những cây đàn về sau.

Trong việc chế tác đàn, đầu đàn m’bin thường tốn nhiều công sức của người thợ. Với dân tộc Giẻ Triêng, đầu đàn m’bin thể hiện kinh nghiệm, sự khéo léo của người thợ. Thông thường, những người làm đàn m’bin lâu năm sẽ điêu khắc hình người bán thân nơi đầu đàn, còn những người thợ non kinh nghiệm sẽ chọn những hình đơn giản như hình chữ L, móc câu, hồ lô để dễ đục đẽo.

Có chiếc đàn m’bin đầu tiên trong tay, ông A Quá bắt đầu học đánh đàn. Ông lẩm bẩm những câu hát mà cha thường thể hiện, ngón tay uyển chuyển gảy từng sợi dây đàn. Và cứ thế, chẳng bao lâu, ông A Quá đã thành thạo những ca khúc mà cha ông hay hát, trong đó quen thuộc nhất là bài hát “O đa rieu đưng” – Em đừng dại.

Chính ca khúc này đã theo ông đến tuổi thanh niên, cùng đám bạn đàn hát quanh đống lửa hồng dưới mái nhà rông của làng. Nhiều cô gái cũng đến đây tụ tập, họ vừa chơi đùa, vừa để ý xem chàng thanh niên nào đàn giỏi, hát hay để “bắt” làm chồng.

Một đêm nọ, sau khi cùng những chàng thanh niên trong làng đàn hát, ông A Quá cùng mọi người ngủ lại nhà rông để chờ những cô gái đến ngỏ lời yêu. Tối khuya, khi cả đám trai làng đã say giấc, những cô gái trong làng dùng đèn đuốc, vào nhà rông để soi tìm người đàn ông mà mình để ý. Ông A Quá bất ngờ được một người con gái cầm tay gọi dậy, 2 người rời đi khỏi nhà rông tâm sự chuyện lứa đôi. Sau đêm ấy, tình yêu ngày càng mãnh liệt, 2 người quyết định đến với nhau và lập gia đình.

Cưới vợ, ông A Quá mang theo chiếc đàn m’bin của mình về nhà vợ. Ông tiếp tục nâng cao tay nghề, chế tác ra nhiều chiếc đàn để mang tặng, mang biếu và để biểu diễn cho bà con xem. Đến sau này, khi công nghệ thông tin phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao, tiếng đàn m’bin dần bị lãng quên. Nhưng với ông A Quá, mỗi khi làng có hội thì không thể thiếu tiếng đàn m’bin.

Thấy ông A Quá biết làm và chơi đàn m’bin, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện, kết nối với nhiều đơn vị để ông có thể biểu diễn, quảng bá đàn m’bin đến với mọi người.

Ông A Quá tâm sự: Được đi diễn tôi vui lắm. Tôi sắm nhiều bộ trang phục truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng, cùng tóc giả, trang sức để có thể tự tin biểu diễn trước đám đông. Đồng thời, tôi luôn chuẩn bị gỗ, dụng cụ để có thể làm đàn m’bin cho mọi người xem.

Ông Bloong Hâm – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho biết: Ông A Quá là một trong số ít người biết chế tác nhạc cụ trên địa bàn xã. Thời gian tới, xã tiếp tục vận động, tuyên truyền thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tạo điều kiện cho những người đang duy trì làm nghề truyền thống được hoạt động, truyền dạy, quảng bá đến nhiều người.

Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng (Tiểu dự án 2- Dự án 3) năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 3 phút trước
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5. Báo Dân tộc và Phát triển xin được gửi tới độc giả toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 18/5/2024 của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, rèn đức, luyện tài, xây dựng đất nước hùng cường

Thời sự - PV - 5 phút trước
Hôm nay, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cuộc đời của Người là biểu tượng cao đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Tin tức - Hoàng Quý - 8 phút trước
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo.
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7

Thời sự - TRUNG HƯNG - 13 phút trước
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 7 từ ngày 20 đến 22/5, theo đó bầu các chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội theo thẩm quyền quy định.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống

Thời sự - Phạm Tiếp - 14 phút trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Thời sự - Văn Toản - 15 phút trước
Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.
Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại thành phố Phú Quốc

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 17 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (Tp. Phú Quốc).
Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Pháp luật - Hoàng Thùy - 25 phút trước
Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S. - chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song, với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 27 phút trước
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.