Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Người góp công đưa Diềm Bày thành điểm sáng

Phạm Việt Thắng - 10:37, 24/11/2020

Nếu như 15 năm trước, bản Diềm Bày, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), được biết đến bởi sự nghèo nàn và lạc hậu … thì nay, Diềm Bày đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tể-xã hội, xây dựng NTM, đẩy lùi hủ tục lạc hậu... Để có được kết quả này, ông Quán Vy Chung, Người có uy tín của bản đã có sự đóng góp không nhỏ...

Ông Quán Vy Chung bên hàng cây bằng lăng vừa mới được trồng trên con đường dẫn vào bản
Ông Quán Vy Chung bên hàng cây bằng lăng vừa mới được trồng

Rời quân ngũ, ông Quán Vy Chung được bà con bầu làm Trưởng bản. Mang trọng trách với bản làng, ông Chung không thôi trăn trở, làm sao để quê hương thoát nghèo, làm sao để các hủ tục lạc hậu không còn đeo bám bà con.

Nhìn những cánh đồng bỏ hoang vụ đông, trong lúc cái đói, cái nghèo cứ thường trực trong mỗi nhà, ông Chung bỏ công đi tìm hiểu cách thức tăng canh. Ngô vụ đông là mô hình được cho là phù hợp với thổ nhưỡng ở Diềm Bày. Nhưng làm sao để bà con dám bỏ công, bỏ của để thực hiện? 

Để trả lời câu hỏi này, ông vận động một số hộ khá giả cùng với gia đình mình thực hiện trước. Những nương ngô xanh mướt của vụ đầu tiên là minh chứng cho hành động đúng đắn và tấm lòng vì bà con của ông. Vụ ngô đông sau đó, cả bản Diềm Bày không còn một đám đất trống.

“Mình nói thì phải làm, làm có hiệu quả bà con mới tin theo”, ông Chung khẳng định.

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến đói nghèo mà ông Chung đã nhận ra từ lâu là các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin. Những trâu, bò, lợn, gà… được mổ thịt để ăn uống linh đình hết ngày này qua ngày khác thế này thì làm sao mà tiến bộ được. 

Bằng cách nào? Người trưởng bản ấy đã “xoáy” vào lớp trẻ. Ông nói, thanh niên dễ tiếp thu cái mới, phải từ thanh niên, từ tuổi trẻ để xoá đi những thứ lạc hậu, cổ hủ. Ông liên tục tham dự các buổi sinh hoạt Chi đoàn Thanh niên, bàn với các cháu về tổ chức đám cưới theo nếp sống mới, không bày vẽ cỗ bàn linh đình, mà tổ chức đám cưới tại nhà văn hoá.

Ông kể: Các cháu thì hưởng ứng, nhưng khó nhất là bố mẹ, dòng họ, ai cũng muốn đám cưới thật to, thật oai, thật nhiều khách… Thế là các tổ chức, đoàn thể của bản cùng vào cuộc. Từ vận động, tuyên truyền đến cả rỉ tai to, nhỏ… đều được ông và các “cộng sự” vận dụng triệt để. 

“Thành công đầu tiên là đám cưới cháu Sầm Văn Huế. Lễ thành hôn diễn ra ở nhà văn hoá bản, thật giản dị nhưng cũng rất ấm cúng. Ở nhà cũng thế, hai họ chỉ làm vài mâm cơm gọn nhẹ, không mổ trâu, mổ bò linh đình. Sau đám cưới, những trâu, bò, lợn… mà cha mẹ chuẩn bị để đãi khách được tặng cho vợ chồng trẻ để làm vốn lập nghiệp. Nhờ thế mà các cháu đỡ khó khăn, có điều kiện và động lực để vươn lên”, ông Chung rạng ngời nét mặt.

“Khó nhất là việc huỷ bỏ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào, thế mà anh Chung đã làm được. Làm được việc đó thì không có gì là khó với anh ấy cả. Anh Chung là người ít nói, nhưng đã nói là làm bằng được, miệng nói tay làm, không quản khó khăn, gian khổ. Anh xứng đáng với suy tôn của bà con là Người có uy tín của bản”.

Ông Sầm Văn Thuỷ - Trưởng Ban công tác mặt trận xã Châu Quang


Xong đám cưới, ông Chung lại bắt tay vào vận động bà con bỏ đi những hủ tục trong đám ma. Người chết thay vì để những 7 ngày thì nên an táng trong vòng 36 tiếng đồng hồ. Các lễ cúng tế mất thì giờ, linh đình, tốn kém cũng phải rút gọn lại, đặc biệt là việc ăn uống trong đám tang phải ở mức tiết kiệm nhất. 

Vừa vận động bà con, ông Chung vừa có sáng kiến “làm việc” với các thầy mo, nói với họ về ích lợi kinh tế, về vệ sinh môi trường và nhất là đối với sức khoẻ của cộng đồng, trong đó có sức khoẻ của các thầy mo… Khi cả “hai mũi giáp công” đã “thủng”, bà con lần lươt hưởng ứng.

Ông Chung hào hứng: “Đám tang cụ Lê Văn Chước là đám tang đầu tiên bỏ các hủ tục. Chưa đầy 36 tiếng đồng hồ sau khi qua đời, cụ đã được dân làng an táng với nghi thức trang trọng, ấm áp tình làm nghĩa xóm. Lễ vật cúng tế chủ yếu là hoa quả, không làm gà, làm lợn cúng mả như trước đây nữa, nhất là chấm dứt việc ăn uống tốn kém”.

Giọng ông Chung hơi chùng xuống khi nói về “công cuộc” giải phóng mặt bằng để mở rộng con đường liên xã, đi qua bản Diềm Bày. Ông tâm sự, tấc đất, tấc vàng mà, có ai muốn mất đất đâu. Trước khi to nhỏ với bà con về lợi ích của việc mở đường, tôi đã phá dỡ tường rào nhà mình để làm gương. Dần dần vài ba nhà khác cũng làm theo, rồi thành phong trào của cả bản. 

“Anh thấy đấy, đường vào bản chúng tôi chẳng khác gì ở phố, thẳng tắp, rộng rãi”, ông Chung hãnh diện lắm.

Xong đường, ông lại kêu gọi bà con gióp công, góp của để trồng cây xanh, làm đường cờ. Giai đoạn một, bản Diềm Bày đã trồng được gần 100 cây bằng lăng hai bên đường vào bản. Rồi ông lên mạng, viết thư kêu gọi con em của bản đi xa giúp sức để làm đường cờ trong bản. 172 cột cờ đã dựng xong, phấp phới trong gió thu lồng lộng.

Bên gốc bằng lăng non xanh, ông Chung nhỏ nhẹ: “Muốn bà con tin theo thì nói phải đi đôi với làm, thậm chí phải làm trước, nói sau và phải biết hi sinh lợi ích cá nhân vì việc chung”.

Tin cùng chuyên mục
Điều tra viên Rơ Mah H’De “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà” điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS ở xã biên giới

Điều tra viên Rơ Mah H’De “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà” điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS ở xã biên giới

Với sự am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào và địa bàn được phân công thực hiện điều tra, chị Rơ Mah H’De - Điều tra viên xã biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã phát huy tinh thần trách nhiệm, vận động bà con thực hiện cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS lần thứ 3, năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.