Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Phạm Tiến - 02:42, 16/07/2024

Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.

Nghỉ hưu không nghỉ việc

Sau ngày giải phóng, chàng trai người Cơ Tu - Ra Pát A Ray rời quân ngũ trở về quê hương ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế) tham gia công tác xã hội. Từ Bí thư Huyện Đoàn Nam Đông đến Trưởng phòng Văn Hóa, rồi đến Chủ tịch HĐND xã Thượng Long…Dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Trong suốt quá trình công tác, ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, ông trở thành "hạt nhân" trong công tác bảo tồn những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu...

(Bài KH): “Bảo Tàng sống” lưu giữ nét đẹp văn hóa đồng bào Cơ Tu
Nhà Gươl được ông Ra Pát A Ray xây dựng trong khuôn viên nhà mình đã trở thành địa chỉ giao lưu, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu

Theo lời ông chia sẻ, là người con của đồng bào Cơ Tu, ngay từ khi còn công tác, ông đã luôn đau đáu việc giữ gìn văn hóa của dân tộc mình. Ông thường suy nghĩ tự đặt ra câu hỏi, làm sao để nhà Gươl - biểu tượng của người Cơ Tu không bị mất đi; làm sao để những điệu dân ca, tiếng kèn bè... không bị mai một theo thời gian.

Nghĩ là làm, vào ngày nghỉ, ông tập hợp người trẻ yêu văn hóa truyền thống của người Cơ Tu để truyền dạy thổi kèn bè, hát điệu dân ca truyền thống; ông tham gia và gây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương. Nhờ vậy, phong trào văn nghệ ở địa phương ngày một phát triển, từ chỗ nguy cơ thất truyền hát dân ca truyền thống, thổi khèn bè, đánh cồng chiêng, thì nay rất nhiều người trẻ biết đánh cồng đánh chiêng, thổi khèn bè, hát dân ca truyền thống.

Năm 2004, ông Ra Pát A Ray về nghỉ hưu theo chế độ, nhưng với ông "nghỉ hưu chứ không nghỉ việc”. Ông lại được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thượng Long. Đặc biệt, kể từ khi ông được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, người dân suy tôn là Người uy tín ở thôn A Xăng, ông Ra Pát A Ray luôn tiên phong vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình để vươn lên thoát nghèo. 

Cùng với đó, ông tích cực vận động đồng bào Cơ Tu xóa bỏ tục thách cưới, tổ chức ma chay kéo dài nhiều ngày làm ảnh hưởng tới đời sống kinh tế - văn hóa. Cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang để phù hợp việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Ông cũng tích cực vận động hội viên, Nhân dân tích cực tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào từ các nguồn lực Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Ông Ra Pát A Ray từng qua nhiều vị trí công tác nên trong vai trò là Người có uy tín, ông có nhiều kinh nghiệm để vận động Nhân dân, từ việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bà con rất tín nhiệm và nghe theo lời ông Ra Pát A Ray khuyên bảo, vận động".

Nặng lòng với văn hóa đồng bào Cơ Tu

Nhiều năm nay, nhà Gươl - nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa của người Cơ Tu, và cũng là biểu tượng của sự đoàn kết, sức mạnh của người Cơ Tu đã không còn hiện hữu ở các bản làng khiến ông Ra Pát A Ray trăn trở. Ông quyết tâm làm cho nhà Gươl “sống lại” cùng với không gian văn hóa Cơ Tu ngay trong khuôn viên nhà mình.

Không chỉ biết dựng nhà Gươl, Người uy tín Ra Pát A Ray còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Cơ Tu
Không chỉ biết dựng nhà Gươl, Người uy tín Ra Pát A Ray còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Cơ Tu

Theo đó, hành trình 365 ngày dựng nhà Gươl được ông kiên trì thực hiện, từ khâu vẽ phát thảo, rồi tìm kiếm nguyên vật liệu, dựng nhà...; Năm 2010, căn nhà Gươl được ông dựng lên theo kiến trúc đặc trưng của người Cơ Tu, từ mái lợp tranh, các vật dụng đan lát trang trí..., gần như nguyên vẹn mô hình nhà Gươl truyền thống.

Những năm qua, trong khuôn viên nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào Cơ Tu, cũng là nơi ông tiếp khách quý đến thăm. Mỗi chiều, sau khi hoàn thành việc nương rẫy, ông Ra Pát A Ray lại ngồi trong Gươl vót tre, chẻ mây đan nong, nia, gùi, giỏ...

Ông Ra Pát A Ray cho biết, ông rất vui và tự hào khi nhà Gươl truyền thống hoàn thành. Đây không chỉ là thỏa mãn tâm nguyện của ông, mà còn góp phần bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu: “Tôi luôn nghĩ, nếu mình không cố gắng gìn giữ, trao truyền thì văn hóa truyền thống của đồng bào mình sẽ mất. Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức, còn khỏe còn làm."

Ấn tượng nữa là ông Ra Pát A Ray còn có tài chơi trống chiêng, khèn và một số nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu. Trong những năm qua, ông Ra Pát A Ray đã tham gia biểu diễn trống chiêng ở các lễ hội, sự kiện văn hóa và du lịch trong và ngoài tỉnh. Những lúc rảnh rỗi, ông truyền dạy cho thế hệ trẻ Cơ Tu cách đánh trống chiêng, chế tác nhạc cụ và đan lát.

Trong ngôi nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray nói riêng và đồng bào Cơ Tu nói chung, ảnh Bác Hồ luôn được đặt ở vị trí trang trọng
Trong ngôi nhà Gươl của ông Ra Pát A Ray nói riêng và đồng bào Cơ Tu nói chung, ảnh Bác Hồ luôn được đặt ở vị trí trang trọng

Ông Ta Rương Mão, công chức Văn hóa - Xã hội xã Thượng Long cho biết: Dù tuổi cao, sức khỏe có phần giảm sút nhưng ông Ra Pát A Ray luôn hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa ở địa phương. Mới đây, ông còn vinh dự đại diện cho huyện Nam Đông tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định năm 2023.

Là người con của đồng bào Cơ Tu, ông Ra Pát A Ray hiểu, yêu và luôn tìm mọi cách để giữ gìn, trao truyền văn hóa của dân tộc mình cho lớp con cháu. Ông chính là “bảo tàng sống” lưu giữ, truyền dạy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu cho thế hệ trẻ hôm nay...

Tin cùng chuyên mục
Hoa trên cao nguyên đá: Lửa ấm nơi bản xa (Bài 3)

Hoa trên cao nguyên đá: Lửa ấm nơi bản xa (Bài 3)

Những năm qua, một trong những nhiệm vụ luôn được nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Giang dành tình cảm, tâm huyết để hoàn thành, là mô hình “Con nuôi Công an xã”. Ở vùng cao núi đá Đồng Văn, có 16 em nhỏ đang được Công an các xã, thị trấn nuôi dưỡng và giúp đỡ. Hoàn cảnh của mỗi em đều là một câu chuyện xúc động. Các em được may mắn có những người "bố" là chiến sĩ Công an đã và đang truyền cho các em ngọn lửa ấm để các em có động lực, cơ hội vươn tới tương lai tốt đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Ngọc Hồi phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 20:37, 21/08/2024
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Ngọc Hồi huy động mọi nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện và tạo nên những kết quả tích cực. Đến nay, 7/7 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đang phấn đấu đạt huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.
Điểm rửa xe đặc biệt

Điểm rửa xe đặc biệt

Media - Ngọc Chí - 20:31, 21/08/2024
Những ngày này, trên tuyến đường từ khu sản xuất ra Tỉnh lộ 671, thuộc Tổ dân phố 4, phường Nguyễn Trãi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum xuất điểm một điểm rửa xe đặc biệt. Điểm rửa xe này do UBND phường Nguyễn Trãi tổ chức, để rửa các loại xe công nông, xe máy cày của bà con đi thu hoạch nông sản.
Họp báo Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2024

Họp báo Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2024

Giáo dục dân tộc - Văn Hoa - 20:05, 21/08/2024
Ngày 20/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2024 và Lễ tuyên dương vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
Võ Nhai (Thái Nguyên): Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp

Võ Nhai (Thái Nguyên): Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 20:02, 21/08/2024
Thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã bám sát Chương trình công tác hàng năm của Bộ Tư pháp và chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên, triển khai công việc một cách chủ động, kịp thời, toàn diện, đúng trọng tâm. Nhờ đó, công tác tư pháp trên địa bàn Huyện đã đạt được những kết quả tích cực, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc làng, “đất vàng” cũng hiến

Việc làng, “đất vàng” cũng hiến

Media - BDT - 20:00, 21/08/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/8, có những thông tin đáng chú ý sau: 10.000 người tham dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”. Ớt A Riêu giúp dân thoát nghèo. Nghệ nhân người Bru Vân Kiều bảo tồn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ổn định đời sống người dân sau trận lũ quét kinh hoàng ở Mường Pồn

Ổn định đời sống người dân sau trận lũ quét kinh hoàng ở Mường Pồn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát cửa khẩu ngăn dịch đậu mùa khỉ. Phong trào xóa đường hẹp, mở đường lớn ở xã miền núi Bồng Khê. Phú Yên: Niềm vui từ những phiên chợ 0 đồng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy ý chí chủ động thoát nghèo

Thanh Hóa: Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy ý chí chủ động thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 19:48, 21/08/2024
Nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng DTTS miền núi Thanh Hóa trong giảm nghèo, nhiều địa phương không chỉ triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, nhất là về hỗ trợ vốn và sinh kế cho người dân; mà còn tích cực vận động, tuyên truyền người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên thoát nghèo.
Tuyên Quang: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đột phá phát triển vùng “lõi nghèo”

Tuyên Quang: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đột phá phát triển vùng “lõi nghèo”

Kinh tế - Khánh Thi - 19:46, 21/08/2024
Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tuyên Quang có 50 xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và 658 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT. Với việc thực hiện hiệu quả Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719, địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Tuyên Quang đã và đang được đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.
Người Cơ Tu ở phố

Người Cơ Tu ở phố

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 19:43, 21/08/2024
May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
Đặc sắc không gian văn hóa trong Ngày Việt Nam tại Slovakia, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan

Đặc sắc không gian văn hóa trong Ngày Việt Nam tại Slovakia, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 19:32, 21/08/2024
Ngày Việt Nam tại Slovakia lần thứ 3 là sự kiện quy mô lớn nhất từ trước tới nay, do Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia cùng cộng đồng người Việt Nam tổ chức, thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt Đoàn đại biểu, giáo viên, học sinh DTTS tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt Đoàn đại biểu, giáo viên, học sinh DTTS tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 19:29, 21/08/2024
Chiều 21/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu, giáo viên, học sinh DTTS tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở Giáo dục cùng 21 thầy cô giáo và 107 em học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thành tích cao trong năm học vừa qua.