Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nghệ sĩ dân tộc Chăm nặng lòng với quê hương đất nước

Lê Vũ - 23:01, 29/09/2021

Qua 15 năm ca hát, sáng tác, cống hiến hết mình cho nghệ thuật, hầu hết những ai yêu mến văn hóa Chăm đều biết đến Thanh Pháp, chàng ca sĩ có giọng hát nồng nàn, truyền cảm và mang nặng tình cảm quê hương, dân tộc. Chứng kiến dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi, với tấm lòng yêu quê hương sâu nặng, anh đã sáng tác chùm ca khúc rất xúc động để tri ân tuyến đầu và động viên mọi người vượt qua đại dịch.

Thanh Pháp đang biểu diễn tại một lễ hội Chăm. (Ảnh NV)
Thanh Pháp đang biểu diễn tại một lễ hội Chăm. (Ảnh NV)

Thanh Pháp, dân tộc Chăm, sinh ra và lớn lên ở làng quê Châu Hanh, thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tuổi thơ đam mê ca hát, gắn liền với văn hóa dân gian Chăm đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ trong anh. Con đường đến với nghệ thuật chuyên nghiệp bắt đầu mở ra với Thanh Pháp, khi anh thi đậu và theo học tại nhạc viên TP. Hồ Chí Minh vào năm 2003.

Sau khi ra trường, anh lại có cơ hội được thể hiện ước mơ của mình là đóng góp vào sự phát triển của âm nhạc Chăm khi đội Văn nghệ dân gian Dân tộc Chăm được thành lập năm 2006, trực thuộc Đoàn ca múa nhạc Biển Xanh (nay là Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh), tỉnh Bình Thuận. Kể từ đó Thanh Pháp đã gắn bó với nghề, cho đến nay anh là Phó Trưởng phòng Nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh.

Qua 15 năm ca hát và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, hầu hết những ai yêu mến văn hóa Chăm đều biết đến Thanh Pháp, chàng ca sĩ có giọng hát nồng nàn, truyền cảm và mang nặng tình cảm quê hương, dân tộc. Cũng chính vì sự độc đáo của riêng mình, Thanh Pháp thường xuyên được mời tham gia biểu diễn vào nhiều chương trình lớn của đất nước. Anh cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng và bằng khen, trong đó có Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Thanh Phát biểu diễn trong chương trình Nghệ thuật trực tuyến “Tổ quốc trong tim” do Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức để cổ vũ tinh thần đồng bào cả nước vượt qua đại dịch. (Ảnh NV)
Thanh Phát biểu diễn trong chương trình Nghệ thuật trực tuyến “Tổ quốc trong tim” do Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức để cổ vũ tinh thần đồng bào cả nước vượt qua đại dịch. (Ảnh NV)

Không chỉ thành công trên lĩnh vực ca hát, Thanh Pháp còn bén duyên với việc sáng tác từ rất sớm. Từ năm 2008 đến nay, anh đã viết gần 60 ca khúc, trong đó nhiều ca khúc mang đậm âm hưởng dân ca và âm nhạc Chăm đã đi vào lòng người, được đông đảo bà con đón nhận, yêu thích như: Về thăm pháp cổ, Bắc Bình khúc hát tình quê, Ký ức Ka-tê, Xương rồng đất tháp… Đặc biệt ca khúc “Giấc mơ Shiva” của anh đã đạt giải B của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2017.

Là một người nghệ sĩ vốn nặng lòng với quê hương, đất nước. Khi chứng kiến dịch Covid-19 bùng phát và gây bao đau thương, mất mát cho đồng bào. Bên cạnh đó là những tấm gương xông pha, hy sinh nơi tuyến đầu của các lực lượng y, bác sĩ, tình nguyện viên, Thanh Pháp ngoài việc đem lời ca, tiếng hát của mình để cổ vũ, động viên mọi người, anh còn sáng tác chùm ca khúc rất xúc động để gửi gắm những thông điệp và tình cảm của mình trong đại dịch.

Các ca khúc: Gửi bạn giữa đại dịch (phổ thơ Trung Nghĩa); Mẹ ơi (phổ thơ Bạch Văn Nguyên); Bình yên nhé; Vững niềm tin. Mỗi tác phẩm đều có câu chuyện riêng của nó, dù là phổ thơ, hay tự sáng tác cả nhạc và lời, thì Thanh Pháp đều xuất phát từ những rung cảm rất thật, rất nhân văn. Anh chia sẻ: “Mình là nghệ sĩ, thì cái mà mình làm được và làm tốt nhất trong lúc này để góp phần cùng cả nước chống lại dịch bệnh chính là là đem lời ca, tiếng hát, đem âm nhạc để cổ vũ động viên mọi người, bên cạnh đó âm nhạc cũng có thể xoa dịu nỗi đau”.

Có lẽ mong muốn lớn nhất lúc này của tất cả mọi người đó là đẩy lùi được dịch bệnh và sự bình yên lại trở về. Thanh Pháp cũng thế, với ca khúc “Bình yên nhé” anh gửi gắm: “Bình yên nhé quê hương tôi ơi. Rồi một ngày nắng hồng sáng tươi…”

Được biết chùm ca khúc của Thanh Pháp hiện đang được chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại tỉnh Bình Thuận sử dụng để phát trong nhiều chương trình văn nghệ và tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Thanh Pháp cho biết, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục sáng tác và cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước, đặc biệt là cho sự phát triển của văn hóa, âm nhạc Chăm.

Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 21 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 21 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 21 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 21 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.