Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nối truyền văn hóa của đồng bào Thái

PV - 15:25, 08/02/2018

Giữa những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, khi hoa đào, hoa mai đua nhau khoe sắc, chúng tôi tìm đến nhà Nghệ nhân ưu tú Lương Thị Đại (sinh năm 1945), người con dân tộc Thái tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên (Điện Biên). Người đã dành cả cuộc đời mình để đi sưu tầm chữ Thái cổ và những nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Bà là nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Điện Biên được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Múa là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc Thái. Múa là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc Thái.

 

Trong ngôi nhà sàn truyền thống được gia đình bà xây dựng mang đậm nét văn hóa của đồng bào Thái nơi đây, ngồi bên chiếc bàn nhỏ quen thuộc, bà miệt mài đọc, dịch, ghi chép lại những tài liệu chữ Thái cổ mà bà sưu tầm được.

Đây là công việc mà bà dành hơn nửa đời người để theo đuổi. Công việc này không chỉ là niềm say mê từ nhỏ của bà, mà còn như bà nói, là trọng trách của một người con dân tộc Thái trong việc nối truyền những nét văn hóa của cha ông để lại cho thế hệ sau.

Nghệ nhân ưu tú Lương Thị Đại cho biết: “Chúng tôi quan niệm chữ Thái cổ là chìa khóa để mở vốn quý văn hóa của dân tộc, vốn quý của cha ông để lại. Nếu không có chữ Thái mà chỉ bằng truyền miệng thôi thì sẽ không gìn giữ được tư liệu quý của cha ông đầy đủ. Nếu mình không gìn giữ lại, không đi thu thập lại để mà giữ lại cho con cháu mai sau thì sẽ mất hết”.

Theo bà Đại, chữ Thái cổ rất khó hiểu, bởi một chữ phải đọc thành ba tiếng, liền với chữ thứ hai và ghép thành cả câu có nghĩa thì mới hiểu được. Do đó trong quá trình đọc dịch người đọc phải đọc ít nhất 3 lần mới có thể hiểu và ghi chép lại được.

Những nội dung trong các bản chữ Thái cổ sẽ mô tả lại tất cả đời sống của dân tộc Thái. Về tâm linh, ma chay, cưới hỏi, hát, câu đố, những câu dạy con người, con cháu trong cuộc sống… và nếu không giữ lại sẽ không thể biết được những việc người xưa đã làm.

Vì vậy, suốt những năm qua, hễ phong thanh ở bản làng nào có những bản chữ Thái cổ, có những người còn biết những nghi lễ của tổ tiên xa xưa là bà Đại tìm đến. Tư liệu mà bà thu thập là các lễ hội cổ truyền, các tác phẩm văn học cổ, các bản chữ cổ, những phong tục, tập quán sinh sống của người Thái đã và đang dần mất đi.

Bà Đại tâm sự: Khi mới bắt đầu làm công tác sưu tầm (năm 1963), bà gặp rất nhiều khó khăn. Đường sá đi lại vất vả chỉ là những lối mòn của bản làng, có những nơi phải đi bộ 2-3 ngày mới đến, trong khi đó một thân một mình bà đội nắng mưa, rét mướt, có những lúc vừa đi vừa khóc vì quá kiệt sức nhưng bà vẫn quyết tâm đi đến nơi có tư liệu quý cần tìm và thu thập lại. Thời điểm đó kinh phí cho công tác này cũng rất eo hẹp, không có chế độ hỗ trợ cho cán bộ đi làm công tác sưu tầm.

Suốt từ năm 1963, khi đang công tác ở Phòng sưu tầm văn hóa của Ty Văn hóa Lai Châu cũ cho đến nay, bà Đại đã giữ lại được hàng ngàn sản phẩm văn hóa dân gian độc đáo của người Thái, cho xuất bản gần 10 đầu sách, với hàng ngàn trang viết về phong tục tập quán và tác phẩm văn học cổ dân tộc Thái nổi tiếng, như: “Tang lễ người Thái” (nghiên cứu, dịch thuật); “Tạo Sông Ca, nàng Si Cáy” (truyện thơ cổ, song ngữ Thái-Việt), “Lời ca trong lễ hội xên bản, xên mường của người Thái” (Nghiên cứu), “Xên phắn bẻ”…

T9_5

Chia sẻ về những ấp ủ, dự định trong thời gian tới, Nghệ nhân ưu tú Lương Thị Đại cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu những nét đặc sắc của ngành Thái trắng Mường Lay, đặc biệt là đối với 2 loại hình hát Then và Kim Pang Then. Về nội dung này bà cũng đã viết được tài liệu hơn 1.000 trang gửi cho Hội Văn học dân gian Việt Nam.

Và sẽ tiếp tục viết đến khi nào không thể viết được nữa bởi sức khỏe không cho phép. Đồng thời, mong muốn sẽ có một bộ gõ hoàn chỉnh đúng tiếng Thái cổ cho các phần mềm soạn thảo trên máy vi tính để phục vụ tốt hơn cho công tác lưu trữ về sau.

Với những đóng góp to lớn đó, bà là một trong những nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh Điện Biên (năm 2015); được Chủ tịch nước tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2017.

CHU PHƯƠNG

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 3 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...