Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nông dân sở hữu “thung lũng dược liệu triệu đô”

PV - 10:15, 01/11/2022

Khi những vạt hoa cát cánh tím biếc thay thế dần ngô nương, bà con dân tộc ở Bắc Hà (Lào Cai) chưa bao giờ nghĩ có ngày cầm trăm triệu đồng trong tay sau một vụ mùa.

Ông Hoàng Mình Châu - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược
Ông Hoàng Mình Châu - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược

Trồng cây dược liệu thay trồng ngô kiếm tiền trăm triệu

Mặt trời ló qua đỉnh núi, Ngải Thị Dìn quấn lại đôi xà cạp, gùi theo rựa, bay tay xúc đất… bước ra khỏi nhà. Thiếu phụ người Mông lên nương, nhưng không phải gùi ngô về nhà mà ra ruộng cát cánh nhổ cỏ. Đầu thu, những dải hoa tím trải dọc sườn đồi tít tắp của xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà. Sang thu, hoa tàn, củ vùi trong đất lớn dần, chờ mùa đông cho thu hoạch.

Thung lũng nằm trên độ cao 1.500 mét 6 năm trước vẫn bạt ngàn ngô nương. Dìn nhớ mùa này ngô đã trắng bẹ, bẻ về treo trên các đòn xóc trước hiên, trong bếp, một phần để ăn, một phần để bán. Cầm hai mươi triệu tiền bán ngô mỗi năm, tằn tiện lắm cũng giúp gia đình Dìn qua được cái Tết, ra Giêng giáp hạt ăn mèn mén. Chồng Dìn thi thoảng theo đàn ông trong bản vượt biên sang Trung Quốc chặt chuối, vác cây thuê.

Cặp vợ chồng tuổi đôi mươi từng dắt díu nhau xuống Bắc Giang, sang Bắc Ninh vào nhà máy điện tử. Thu nhập của hai công nhân mỗi tháng tính ra bằng một mùa thu hoạch ngô, chắt bóp dư 3 - 4 triệu đồng gửi về nhà. Năm 2017, vợ chồng lại khăn gói về Bắc Hà khi nghe lời mẹ nhắn “về nhà trồng cây mới”.

Năm ấy ở Hà Nội - nơi cách Dìn gần bốn trăm cây số, lãnh đạo Công ty Nam Dược bắt đầu đi khảo sát vùng trồng cát cánh - loài thảo dược, cũng là nguyên liệu một số sản phẩm chủ lực chuyên trị các bệnh đường hô hấp của Công ty.

WHO thống kê khoảng 80% dân số nông thôn và các nước đang phát triển vẫn dựa vào thảo dược trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, chủ yếu là chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Có tiềm năng, nhưng Việt Nam chỉ tự túc được hơn 20% nguyên liệu, phần còn lại vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc. Cây dược liệu Việt Nam có thời được trồng tập trung, quy mô lớn cả các tỉnh đồng bằng. Những năm 2000, “làn sóng” nhập khẩu dược liệu giá rẻ từ Trung Quốc khiến thị trường trong nước điêu đứng.

“Khoảng 80%”, Tiến sĩ Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược nói về tỷ lệ nhập khẩu cát cánh từ Trung Quốc, trước năm 2016. Nguồn nguyên liệu dù khá dồi dào, song có hai điều mà ông lo ngại: xuất xứ vùng trồng và hàm lượng hoạt chất. “Rất thấp”, ông Châu nhấn mạnh về chất lượng cát cánh nhập khẩu, có thời điểm không đạt. Chưa kể luôn phải phụ thuộc vào thị trường bên kia biên giới, mà 2 năm đại dịch với những đợt hạn chế thông thương qua cửa khẩu là minh chứng.

Hiện cát cánh không chỉ được bán cho các công ty dược liệu, mùa hoa nở nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh
Hiện, cát cánh không chỉ được bán cho các công ty dược liệu, mùa hoa nở nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh

“Cần chủ động vùng trồng” trở thành quyết định chiến lược của công ty. Một phó tổng giám đốc cùng trưởng phòng cung ứng được giao nhiệm vụ mang theo hạt giống cát cánh được cung cấp từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đi khắp miền núi phía Bắc tìm vùng trồng. Họ đi từ Sa Pa (Lào Cai) đến Đồng Văn (Hà Giang), những nơi có khí hậu mát mẻ thích hợp cho cát cánh sinh trưởng để trồng thử nghiệm, mỗi nơi khoảng một ha.

Xây dựng vùng dược liệu sạch theo chuẩn của WHO

Bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà nhớ lại, vùng cao nguyên trắng Bắc Hà từng là nông trường trồng dược liệu những năm 1970-1980. Nhưng sau thời bao cấp, không có nguồn bao tiêu, không có “cửa” phát triển, diện tích dược liệu thu hẹp dần.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tới năm 2020 định hướng 2030, tạo những chính sách riêng cho cây dược liệu. Trong 8 vùng quy hoạch trồng dược liệu có thế mạnh, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái đáp ứng nhu cầu thị trường, vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới, Bắc Hà (Lào Cai) được quy hoạch để phát triển 12 loài dược liệu bản địa và nhập nội.

Nhưng trong Dự án phát triển dược liệu giai đoạn 2014 - 2020, Bắc Hà định hướng tập trung trồng atiso và đương quy, sau đó mở rộng diện tích bạch truật, xuyên khung... để hình thành làng nghề mới về trồng, chăm sóc và sơ chế dược liệu. Dự án đặt mục tiêu năm 2020 hình thành được vùng nguyên liệu ổn định, diện tích 84 ha cho 6 loại cây tại 5 xã vùng cao.

Và cát cánh chưa từng nằm trong danh mục cây chủ lực, nên chỉ được trồng thử nghiệm với diện tích rất nhỏ khi chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Những cuộc tiếp xúc, thương thuyết với các công ty dược để tìm đầu ra cho dược liệu khiến lãnh đạo Bắc Hà khi ấy đau đầu.

Người nông dân sở hữu “thung lũng dược liệu triệu đô” 2

“Doanh nghiệp không mua hoặc mua cát cánh với giá rất thấp”, bà Chu Thị Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà nhớ lại. Không có đầu ra, huyện cũng không dám “liều” mở rộng diện tích.

Nút thắt được tháo gỡ khi lãnh đạo Nam Dược và huyện Bắc Hà đặt bút ký hợp đồng đầu tiên về bao tiêu cát cánh. Điều kiện tiên quyết: sản lượng bao nhiêu công ty thu mua bấy nhiêu. Bà con có đầu ra, ngược lại Nam Dược có nơi cung cấp nguyên liệu.

Những hạt giống cát cánh đầu tiên gieo xuống cao nguyên Bắc Hà mùa xuân 2017. Diện tích thử nghiệm ban đầu vài ha ở trung tâm huyện, nhưng cây còi cọc, gặp mưa là úng, nắng lên lại héo dần. “Họ thực sự là cứu cánh”, bà Huê nhớ về cuộc thử nghiệm đầu tiên thất bại, phía Nam Dược vẫn đứng ra tư vấn những việc cần làm. Công ty hỗ trợ thêm cho bà con tiền mua sắm Tết, con cái học hành. Huyện tiếp tục khảo nghiệm, đưa cát cánh lên vùng cao trên nghìn mét, trên Tả Van Chư, Lũng Phình…

Nhưng không phải cứ có nguồn bao tiêu đã là hết mối lo. Với đồng bào nhiều đời quen trồng ngô, lúa, để thay đổi tập tục canh tác rất khó, huống chi đưa hẳn một loài cây mới về trồng. Lại còn gieo trồng theo phương pháp mới: theo tiêu chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của WHO). Từ lúc gieo hạt xuống tới khi thu hoạch, nhà nông phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật, như không dùng thuốc trừ sâu, chất kích thích hay can thiệp hóa học… để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của nguồn dược liệu.

“Khi đã làm theo cách mới, mà bà con vẫn không thấy được hiệu quả kinh tế, thì mọi thứ “xôi hỏng bỏng không”, bà Huê nhớ lại.

Đội khuyến nông Bắc Hà sắp sửa balo quần áo, quấn mấy lớp nilon bọc hạt giống cát cánh “đổ bộ” xuống những bản làng người Mông, cùng ăn, cùng ở, cùng trồng. Cán bộ Huê năm ấy không nói được tiếng đồng bào và dân bản cũng không hiểu những điều đội khuyến nông nói. Nhất là người già, phụ nữ, nghe gì cũng chỉ cười rồi lắc đầu. Cán bộ phải nhờ già làng, trưởng bản, những nam giới nói được tiếng phổ thông phiên dịch. Nhiều cuộc họp bàn, thuyết phục kéo dài quá nửa đêm.

Người nông dân sở hữu “thung lũng dược liệu triệu đô” 3

Vợ chồng Dìn cũng tham dự, nhưng nghe không hiểu gì. Nhà Dìn nhiều đời chỉ biết đi nương tra ngô, trồng lúa, giờ bảo chuyển sang loài cây lạ “biết chăm kiểu gì”, sợ “trồng rồi biết người ta có mua cho không”. Nhưng trưởng bản, bí thư thôn trồng trước, thêm cán bộ nói, nhà Dìn cũng thử theo.

“Lắm lúc cũng nản”, nhưng rồi nhìn vào những khuôn mặt đồng bào chăm chú lắng nghe, Huê nán lại. Hôm sau, nhiều gia đình đã đứng sẵn trên cánh đồng đợi cán bộ “cầm tay chỉ việc”. Đội khuyến nông lại hăm hở vào việc. Họ ở trên ruộng với bà con từ mờ sáng đến tối mịt, trải nilon, lên luống, đục lỗ tra hạt, nhổ cỏ, tỉa cây…

Cát cánh hợp nơi mát mẻ như Tả Van Chư, cây lớn nhanh nhưng dị ứng với tất cả can thiệp hóa học từ con người. “Cán bộ dặn không được phun thuốc trừ sâu. Mà nhiều sâu lắm, mình phải vừa bắt sâu cho cây, vừa nhặt cỏ”, Dìn mô tả về công đoạn chăm sóc, thấy “mệt hơn lên nương tra ngô, hơn cả đi công nhân”.

Vụ thu hoạch đầu tiên, nhà Dìn bốn người nhổ củ, đập sạch đất rồi chuyển lên đường lớn, chờ xe tải của Nam Dược đánh tận chân ruộng thu mua. “30 triệu, bằng hai vụ ngô cộng lại”, thiếu phụ người Mông nhớ về món tiền lớn đầu tiên được cầm trong đời – tiền thu hoạch nửa ha cát cánh. Năm ấy, nhà Dìn mang về một chiếc xe máy mới trước Tết.

Người nông dân sở hữu “thung lũng dược liệu triệu đô” 4

Những mùa sau, loài cây dược liệu giúp vợ chồng Dìn tậu thêm tủ lạnh, dựng lại chuồng trâu, sửa nhà, những thứ mà nếu trồng ngô, Dìn nghĩ “còn lâu mới mua được”. Không như đi công ty nhận lương mỗi tháng, trồng cát cánh cuối năm mới được cầm tiền khi đã thu hoạch xong xuôi, nhưng Dìn vẫn thích cảm giác “cầm một cục tiền lớn”, lại được ở nhà, có thời gian chăm con cái.

Năm 2019, cát cánh nằm trong Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành, là cơ sở cho các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn loài, nhóm loài phù hợp để phát triển dược liệu. Diện tích cát cánh nhân lên gấp mười lần, từ 12 ha đầu tiên năm 2016 lên 120 ha vào năm 2020, trở thành vùng trồng lớn nhất nước.

Trồng cây dược liệu, nông dân có của ăn của để, mua nhà, tậu xe

Mất bốn năm để cát cánh dần “bén rễ” trong những thung lũng ở Bắc Hà, dần thay đổi chất lượng đời sống lẫn tập tục canh tác của người Mông. Giá trị hợp đồng ký kết giữa huyện Bắc Hà và Nam Dược những năm sau này tăng dần. Nông dân thu hoạch được sản lượng bao nhiêu, Công ty thu mua bấy nhiêu, với giá đạt 175.000 đồng - 200.000 đồng mỗi cân, cao hơn giá nhập khẩu 150.000 đồng, nhưng đảm bảo chất lượng. Mỗi ha cát cánh thu hoạch khoảng một tấn củ tươi, cho giá trị 100 – 120 triệu đồng.

Hiệu quả kinh tế được chứng minh, cán bộ khuyến nông rút dần sự hiện diện trên ruộng đồng. Huyện cũng giảm các chính sách bao cấp, để bà con tự đầu tư, mua màng che phủ, chọn hạt giống cho mùa sau. Phía huyện chỉ còn đảm nhiệm phần ký kết hợp đồng với các công ty giúp bà con bao tiêu sản phẩm hằng năm.

Hiện cát cánh không chỉ được bán cho các công ty dược liệu, mùa hoa nở nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh
Hiện cát cánh không chỉ được bán cho các công ty dược liệu, mùa hoa nở nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh

Nông dân thấy lợi, muốn mở rộng diện tích trồng. Nhưng Bắc Hà định hướng không sản xuất ồ ạt mà theo đơn đặt hàng hằng năm của Nam Dược và một số doanh nghiệp khác. “Nếu là lương thực hoặc cây ăn quả, chẳng may được mùa mất giá có thể hô hào giải cứu hay chế biến thành sản phẩm khác. Dược liệu mà không bán được chỉ có đổ đi”, bà Huê nói.

“80%”, Tiến sĩ Châu nói về tỷ lệ cát cánh được cung cấp từ những cánh đồng Bắc Hà cho sản xuất của Công ty. Một tỷ lệ đảo ngược sau 6 năm thử nghiệm và mở rộng vùng trồng, nhưng điều quan trọng là hàm lượng hoạt chất đảm bảo. 90% là tỷ lệ bao tiêu của Nam Dược với cây cát cánh toàn huyện.

Năm ngoái, lãnh đạo Nam Dược dẫn một số doanh nghiệp trong ngành cùng lên Lào Cai khảo sát thêm địa điểm trồng cho các loại nguyên liệu chủ lực. Xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động trong sản xuất đang mở ra hướng đi cho các công ty dược. Tiến sĩ Châu nói “không sợ cạnh tranh”, lý giải rằng khi các doanh nghiệp cùng tham gia, địa phương có thể mở rộng vùng trồng. Cây dược liệu dần trở thành một chỉ dẫn địa lý, giúp bà con thay đổi cuộc sống, phát triển du lịch. Ngược lại, doanh nghiệp không phải nhập khẩu, yên tâm về nguồn gốc lẫn chất lượng nguyên liệu.

Người nông dân sở hữu “thung lũng dược liệu triệu đô” 6

“Khi đã chủ động được nguyên liệu, mở rộng vùng trồng, mình hoàn toàn có thể nghĩ tới việc đưa dược liệu Việt Nam trở lại bản đồ thế giới”, ông Châu nói về tầm nhìn trong tương lai. Ông cho rằng hình thành các vùng trồng trong nước để giảm dần mức độ phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu Trung Quốc là một hướng đi đúng đắn.

Hiện, cát cánh không chỉ được bán cho các công ty dược liệu, mùa hoa nở nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến chụp ảnh. Chủ vườn thu phí 20.000 mỗi người.

Quần quật cả ngày trên đồng cát cánh, vợ chồng Dìn không còn thời gian nghĩ đến việc quay lại làm công nhân nữa. Cả cao nguyên có khoảng 20.000 người trong tuổi lao động, chỉ còn một phần tư đi làm ăn xa. Cây cát cánh đang giúp người Mông sống được trên chính mảnh nương của mình mà không phải đi xa, sang bên kia biên giới hay vào nhà máy dưới xuôi.

Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 22:14, 26/04/2024
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.