Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người phụ nữ ở bản Ka Túp "thổi hồn" vào thổ cẩm để làm giàu

Phạm Tiến - 17:32, 18/09/2023

Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".

Đam mê nghề dệt

Chị Hồ Thị Phay sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), vì thế ngay từ nhỏ chị đã được tiếp xúc với nghề dệt thổ cẩm. Những đêm bên khung cửi với mẹ và bà ngoại đã theo chị cả quãng đời tuổi thơ, rồi đam mê nghề dệt từ lúc nào, chính chị cũng không còn nhớ!

(bài Chuyên đề BDT Quảng Trị): Thổi hồn vào thổ cẩm để làm giàu
Cuối giờ trưa nhưng chị Hồ Thị Phay cùng chồng say sưa bên khung cửi

Khi Trưởng bản Hồ Văn Thảo và tôi ghé thăm nhà chị Phay cũng là lúc vợ chồng chị chuẩn bị cho khung cửi “nghỉ ngơi". Trò chuyện với chúng tôi, Người phụ nữ Bru-Vân Kiều có nụ cười phúc hậu chậm rãi bày tỏ: “Ngày trước, ở Ka Túp có nhiều người biết dệt thổ cẩm, trong đó có bà ngoại của Phay. Sau những giờ lên nương rẫy vất vả, đêm về bà ngoại và mẹ lại ngồi bên khung cửi dệt vải. Những lúc như thế Phay luôn bám sát và chăm chú xem mẹ và bà dệt. Âm thanh kẽo kẹt của khung cửi cùng những cuộn chỉ nhiều màu sắc đã cuốn hút, đem đến cho Phay niềm yêu thích khó tả”.

Không còn nhớ lúc mấy tuổi, chỉ biết là khi còn rất bé, chị Phay đã xin ngoại và mẹ truyền dạy cách dệt. Việc học nghề dệt thủ công rất khó, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Từ căng chỉ, luồn chỉ, đạp chân, đưa thoi…, mọi động tác dệt luôn nhịp nhàng, chuẩn xác. Dệt càng khó bao nhiêu, chị càng quyết tâm học và rèn luyện bấy nhiêu.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của chị Phay còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá tri tốt đẹp của đồng bào Bru-Vân Kiều
Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của chị Phay còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Bru-Vân Kiều

Đam mê và kiên trì đã mang lại thành công cho chị, năm 16 tuổi chị Phay đã biết dệt thành thạo tất cả các sản phẩm như: Khăn, áo và váy của người Bru-Vân Kiều. Chưa dừng lại ở đó, chị Phay còn tiếp tục học cách cắt và may áo, váy hoàn toàn bằng thủ công. Sau này, bà ngoại và mẹ già yếu, tất cả trang phục truyền thống của các thành viên trong gia đình đều do chị Phay tự tay dệt và cắt may.

Ngày Hồ Thị Phay theo chồng về bên nội (cùng bản Ka Tup). Của hồi môn chị mang theo là khung cửi và cái nghề cầm tay dệt thổ cẩm. Hằng ngày, bận bịu với công việc nương rẫy, con nhỏ…nhưng tranh thủ lúc nghỉ trưa, hay đêm đến, chị lại say sưa ngồi bên khung cửi. Vừa dệt theo các mẫu hoa văn mình đã biết, chị vừa nghiên cứu học hỏi các mẫu hoa văn mới. Nhờ vậy, kỹ năng dệt của chị Phay ngày càng tiến bộ. Chị tạo ra những sản phẩm thổ cẩm đẹp với những hoa văn độc đáo, được nhiều khách hàng đặt dệt. Kinh tế của gia đình Phay cũng theo nghề dệt mà khá hơn. Từ vợ chồng trẻ mới ra riêng, gia đình chị Phay đã đủ cái ăn, cái mặc và các con được học hành đầy đủ.

Yêu nghề, nghề không phụ

Dừng câu chuyện, chị mời khách cùng uống trà, rồi giọng chị bỗng trầm xuống: “Nghề dệt thổ cẩm của người Bru-Vân Kiều ngày càng ít người theo làm, sản phẩm ít người sử dụng. Tôi lo sợ rồi đây sẽ mai một chú ạ”!

Chị bảo, sự phát triển của đất nước và cuộc sống ngày càng hiện đại, vật liệu ngành may mặc tiện dụng ra đời. Sản phẩm thủ công dệt thổ cẩm nói riêng và các ngành thủ công khác khó cạnh tranh. Khó khăn là vậy, nhưng gia đình vẫn "sống khỏe" với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Chị nói, làm gì cũng cần có sự đam mê, trăn trở và hơn hết là trách nhiệm với khách hàng của mình. 

(bài Chuyên đề BDT Quảng Trị): Thổi hồn vào thổ cẩm để làm giàu 2
Chị Hồ Thị Phay làm được tất cả các trang phục truyền thống của đồng bào Bru-Vân Kiều

Bền bỉ với nghề, nghề không phụ. Ngoài khách hàng cố định, gia đình Hồ Thị Phay cũng đón nhận những đơn hàng ở nhiều nơi, như ở huyện Đa Krông (Quảng Trị); Lệ Thủy (Quảng Bình)….Không chỉ giữ được nghề, đời sống kinh tế gia đình cũng phát triển nhờ nghề. Nhờ đó, gia đình chị đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, với đầy đủ các vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày như tivi, tủ lạnh, xe máy…. Đặc biệt, 7 người con đều được học hành đầy đủ. Đến nay, trong số 7 người con của anh chị đã có 3 người lập gia đình riêng, 4 con đang theo học các cấp học.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng bản Ka Túp cho biết,  nghề dệt không chỉ nuôi sống gia đình chị Phay, mà còn giúp cho gia đình chị trở thành hộ giàu tại địa phương.

Hồi tháng 7 vừa qua, huyện Hướng Hóa tổ chức lễ Kỷ niệm 55 Ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hóa (1968 - 2023). Trong dịp này, chị Phay đã đăng ký tham gia Hội chợ Thương mại. Tại đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Bru-Vân Kiều, khung cửi, sợi dệt của chị lần đầu tiên được giới thiệu đến du khách gần xa. Thông qua hội chợ, nhiều khách hành đã tìm về với gia đình chị để đặt hàng. Đây là "trái ngọt" mà gia đình Hồ Thị Phay đón đợi sau bao năm cố gắng.

Trung tâm Thương mại huyện Hướng Hóa được xây dựng khang trang, tạo điều kiện để đồng bào DTTS ở địa phương giao thương, trao đổi hàng hóa
Trung tâm Thương mại huyện Hướng Hóa được xây dựng khang trang, tạo điều kiện để đồng bào DTTS ở địa phương giao thương, trao đổi hàng hóa

Trò chuyện với Bí thư Chi bộ bản Ka Túp-Nguyễn Thị Thanh Ngọc, tôi được biết, chị Phay đang có ý định mở rộng quy mô sản xuất nhưng cũng đang còn khó khăn về vốn đầu tư. Biết được ý định này của chị Phay, địa phương cũng đang tìm cách hỗ trợ chị  thông qua các nguồn cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo Bí thư Chi bộ Thanh Ngọc, việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ  giúp Hồ Thị Phay có điều kiện truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Bru-Vân Kiều cho nhiều thế hệ trẻ. "Đó là tín hiệu rất vui cho một gia đình người DTTS biết làm giàu từ chính nghề truyền thống cha ông để lại. Vui hơn nữa là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Bru-Vân Kiều có lớp người kế cận, không lo thất truyền", Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Thanh Ngọc nói.

Tin cùng chuyên mục
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Việc làm và

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.