Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người trẻ kể chuyện bản làng

Giang Lam - 14:18, 04/06/2023

Không đứng ngoài xu thế phát triển của các trang mạng xã hội, những người trẻ xứ Tuyên đã tận dụng lợi thế kết nối, lan tỏa của Facebook, Tiktok, Youtube để kể lại câu chuyện bản làng. Những nhà sáng tạo nội dung GenZ (thế hệ sinh năm 2000 đến nay) đã quảng bá bản sắc văn hóa, mỹ tục theo cách riêng với tất thảy niềm tự hào về dân tộc, quê hương.

Những bài đồng dao của người Mông được Lý Phước Tịnh quay video giới thiệu đến người xem.
Những bài đồng dao của người Mông được Lý Phước Tịnh quay video giới thiệu đến người xem

Độc đáo “Bản Sán Chay”

Hình ảnh 2 bạn trẻ Hoàng Ngọc Hoàn và Nịnh Thị Hà, thôn Đoàn Kết, xã Đội Bình (huyện Yên Sơn) xuất hiện với bộ trang phục Cao Lan truyền thống kể về những phong tục tập quán, câu chuyện văn hóa, lễ hội của dân tộc mình. Qua trang Fanpage, Tiktok “Bản Sán Chay”, những video ngắn chỉ 1 - 2 phút nhưng rất thu hút người xem, có Video đạt hơn 5 triệu lượt xem.

“Mác phường là quả khế, tú bé là con dê, ăn mó là cái nồi”, bài đồng dao học tiếng Cao Lan được Hoàn, Hà và các bạn nhỏ rộn ràng đọc trên đồi, được ghi lại tạo một hiệu ứng tích cực trên các trang mạng xã hội. Không những thế, nhiều Video mở đầu rất lôi cuốn, thu hút hàng chục nghìn đến hàng triệu View như: “Hồi bé đi xem rước kiệu cứ nghĩ… kiệu tự chạy lung tung. Cùng mình trải nghiệm rước kiệu quê mình nhé!”; hoặc “2, 3 nào, cuối cùng cũng dựng được cái cột này lên cả nhà ạ. Đây là cách mà người dân ở quê mình di chuyển một nhà sàn từ nơi này đến nơi khác…”.

Bằng tình yêu và niềm tự hào văn hóa dân tộc, nhóm bạn trẻ Hoàng Ngọc Hoàn, Âu Văn Tiến và Nịnh Thị Hà đã xây dựng kênh Tiktok, Fanpage Facebook, Youtube với tên tài khoản là “Bản Sán Chay” thu hút nhiều người xem bởi cách làm mới mẻ, độc đáo đầy sáng tạo của mình.

Em Hoàng Ngọc Hoàn (SN 1997) là Trưởng nhóm. Hoàn lên kịch bản, làm diễn viên và dựng Video. Hoàn chia sẻ, từng trải qua nhiều ngành nghề tại các công ty, nay Hoàn lựa chọn về quê, sống cuộc sống ở quê và làm nhà sáng tạo nội dung giới thiệu văn hóa, phong tục, ẩm thực bản làng Cao Lan.

Ấm thực người Cao Lan được Hoàng Ngọc Hoàn cùng ekip làm video hấp dẫn.
Ấm thực người Cao Lan được Hoàng Ngọc Hoàn cùng ekip làm video hấp dẫn

Nhóm bạn trẻ khá kỳ công khi dựng phim trường với căn lán nhỏ xinh dưới chân đồi. Tất cả được thiết kế phù hợp với phong tục tập quán của bản làng. Đều đặn mỗi ngày, nhóm bạn trẻ làm 1 Video gửi đến người xem. Bà con thôn Đoàn Kết hết sức ủng hộ việc làm của các bạn trẻ.

Hiện nay, kênh có 54.500 lượt theo dõi và gần 900.000 lượt thích. “Em rất đam mê tìm hiểu sách cổ, chữ viết dân tộc mình. Đặc biệt là những cuốn sách ghi lại những bài thuốc quý. Thời gian tới, em cố gắng nghiên cứu, giữ gìn, mong muốn tiếp tục giới thiệu kho tàng kiến thức này tới cộng đồng mạng”, Hoàn nói.

Chuyện tự học để Edit của chàng trai Mông

Trong tài khoản Tiktok và Facebook, Lý Phước Tịnh, thôn 8 Minh Tiến, xã Minh Hương (huyện Hàm Yên) để Slogan ngắn gọn: “Yêu truyền thống dân tộc”. Với tình yêu văn hóa dân tộc, từ năm 2020, chàng trai người Mông đã tự học từ quay phim, Edit (biên tập, chỉnh sửa) để sáng tạo nên những Video đặc sắc, quảng bá văn hóa người Mông. Đặc biệt là những Video giới thiệu về trang phục dân tộc mình cùng với vẻ đẹp quê hương bản làng.

Video với những tiêu đề mộc mạc như: Cùng em đi núi rừng, Yêu cô gái Mông không?, Lên nương cùng chúng em nhé!, Trang phục chúng em…

Tài khoản Tiktok Phuoctinh255 có gần 307 lượt theo dõi và 5,2 triệu lượt thích, trở thành một trong những Hot Tiktoker nổi tiếng. Trang Fanpage có 64 nghìn người theo dõi. Trong đó có nhiều video đạt trên 5 triệu View, đó là những Video với cách quay dựng khá nghệ thuật lôi cuốn người xem bởi sự kết hợp hài hòa giữa góc quay đẹp, kỹ thuật dựng chuyên nghiệp.

Xin chào Pí noọng cùng cô gái Tày

“Xin chào Pí noọng (mọi người), lại là mình cô gái dân tộc Tày đây”… Đó là những câu mở đầu quen thuộc mà cô gái Chu Thị Hiệp, tổ dân phố Vĩnh Thiện, thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa) thực hiện trong các Video của mình. Trở thành nhà sáng tạo nội dung trên các trang mạng xã hội từ đầu năm 2023, kênh Tiktok của cô gái Tày Tuyên Quang lại tạo được một dấu ấn riêng thu hút nhiều lượt View, Like.

Những cảnh quay đẹp luôn được cô gái Tày Chu Thị Hiệp giới thiệu đến người xem.
Những cảnh quay đẹp luôn được cô gái Tày Chu Thị Hiệp giới thiệu đến người xem

Với gương mặt xinh đẹp, cách dẫn dắt duyên dáng, tự nhiên, Hiệp đưa người đọc đến khung cảnh bình yên của miền quê, nơi có đồng ruộng, núi đồi, mái nhà sàn, người dân thân thiện. Bên cạnh Video giới thiệu cảnh đẹp, bản sắc văn hóa vùng đồng bào DTTS thì kênh của Hiệp tạo dấu ấn với những video ấm thực của người Tày, như: Bật mí cho cả nhà một món canh cá chua, Độc lạ cách tìm nước uống trong rừng, Chè lam nếp cẩm, Mùa vải chín…

Có thể thấy bằng tình yêu quê hương, bản sắc văn hóa dân tộc, những bạn trẻ xứ Tuyên đã trở thành những nhà sáng tạo nội dung một cách nghiêm túc. Các bạn trẻ đã giới thiệu nét đẹp văn hóa với những Video ngắn theo cách nhẹ nhàng, bình yên, sâu lắng. Đây chính là cách quảng bá văn hóa phù hợp với xu thế trong thời đại 4.0.

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.