Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhạc sĩ Trầm Tích và nỗi trăn trở “Hồn Buôn"

Lê Vũ - 14:53, 30/11/2021

Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đạt nhiều giải thưởng âm nhạc, thành danh tại Huế, nhưng nhạc sĩ Trầm Tích luôn cảm thấy mình nặng nợ với mảnh đất Đắk Lắk, với buôn Tuôr, nơi anh đã gắn bó cả tuổi thơ và thời niên thiếu. Để rồi từ đó, trong những ca khúc, trong những bước đường hoạt động âm nhạc của anh, đâu đâu cũng có bóng dáng của cao nguyên, của đại ngàn…

Nhạc sĩ Trầm Tích, người say viết nhạc về đại ngàn
Nhạc sĩ Trầm Tích, người say viết nhạc về đại ngàn

Gã lãng du ôm đàn xuống phố, “đãi nhạc tìm trầm…”

Nhạc sĩ Trầm Tích sinh ra tại Huế, nhưng lớn lên tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió cùng những chuỗi ngày vào rừng săn bắt, hái lượm, đắm mình với những dòng suối mát thiên nhiên, trưởng thành qua những âm điệu dân ca mộc mạc, trong tiếng cồng chiêng đã nuôi dưỡng tâm hồn chàng trai Nguyễn Công Tích (tên thật của nhạc sĩ Trầm Tích), để từ đó xuất hiện một gã lãng du, đi khắp các vùng cao, vùng sâu, vùng xa và viết nên những bản tình ca. Nhưng không phải thứ tình ca nam nữ đơn thuần, mà là những bản tình ca dân tộc, những khúc hát về quê hương, về cội nguồn văn hóa, về những điều mà nếu người ta không kịp thời giữ gìn, trân trọng, thì sẽ sớm mất đi, hoặc chìm dần theo lớp trầm tích của thời gian.

Nhạc sĩ Trầm Tích nhận giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020
Nhạc sĩ Trầm Tích nhận giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020

Đến với âm nhạc khá tình cờ, khi theo chân người anh là một nhạc công của Đoàn Ca múa nhạc Đắk Lắk, ôm cây đàn guitar rong ruổi xuống phố, rồi lang lang thang đến Huế, học Âm nhạc tại Huế, rồi bắt đầu sáng tác chuyên nghiệp…

 Nhưng âm nhạc của Trầm Tích chỉ thực sự bắt đầu được chú ý, được tỏa sáng, khi anh trở lại với những âm hưởng của cao nguyên, của đại ngàn. Những cung bậc ấy, như đã hình thành từ rất lâu trong tâm thức, giờ đây chỉ chờ dịp để được ký âm, được chắp thêm đôi cánh và được hát vang lên.

Các tác phẩm “Đêm A Lưới”, “Tình ca A Lưới”, ”Bản tình ca chiến sĩ Biên phòng A Lưới” được nhạc sĩ Trầm Tích sáng tác từ các chuyến đi thực tế, gắn bó và cảm nhận đời sống của đồng bào DTTS vùng cao A Lưới, cộng hưởng với những ký ức của tuổi thơ đã trở thành dấu ấn, và sự khẳng định cho xu hướng âm nhạc của mình về sau này. Một Trầm Tích thích đi, thích khám phá, thích tìm tòi, chắt lọc, lưu giữ và phát triển các làn điệu dân ca, âm nhạc truyền thống của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam thân yêu, để sau đó có thêm nhiều ca khúc ấn tượng, mang đậm nét riêng như: Làng Cò, Cơm Hến, Lý Sơn một khúc tráng ca, Cao nguyên mùa Xuân về, Hồn buôn…

Nhạc sĩ Trầm Tích (thứ hai từ trái qua) trong một lần đi điền dã tại buôn Ea Bông (Đắk Lắk)
Nhạc sĩ Trầm Tích (thứ hai từ trái qua) trong một lần đi điền dã tại buôn Ea Bông (Đắk Lắk)

“Hồn Buôn” hay hồn của người nghệ sĩ 

Tôi nghe ca khúc “Hồn Buôn” của nhạc sĩ Trầm Tích từ một sự tình cờ. Ngay sau đó tôi đã có ý nghĩ, sẽ tìm cho bằng được tác giả ca khúc này để hiểu hơn về những suy tư của anh.

Trong nền âm nhạc, đã có rất nhiều những bài hát rất hay, viết về những đề tài tương tự - những lời cảnh báo về mất mát, mai một văn hóa truyền thống, tuy nhiên Hồn Buôn có sức hút lạ kỳ. Có lẽ bởi cách hòa âm gây ấn tượng, đầy sức gợi bằng tiếng sáo Đing Tak Ta văng vẳng vang lên trong các khoảng lặng, hoặc chính bởi những ca từ như cứa thẳng vào hiện thực: “Xưa nghe tiếng mẹ ru em, câu Ey Rey thương nhớ hoài. Nay nghe thấy họ ru con sao hát bằng nhạc nước ngoài?” hay “Xưa tôi tỏ tình với em qua tiếng đàn B’rố thả hồn. Nay trai gái tìm hiểu nhau toàn bằng chiếc điện thoại Smart Phone”.

Chia sẻ về ca khúc, nhạc sĩ Trầm Tích cho biết: Khi nghe tin buôn Tuôr sẽ được thí điểm để xây dựng mô hình điểm phát triển du lịch cộng đồng, anh rất vui vì giá trị văn hóa dân tộc truyền thống tại buôn Tuôr, nơi anh đã gắn bó nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ có cơ hội được bảo tồn tốt hơn và được phát huy, giới thiệu đến với mọi người.

Nhạc sĩ Trầm Tích (ngoài cùng bên phải) tham gia biểu diễn cồng chiêng tại Ngày hội Di sản Văn hóa du lịch Việt Nam năm 2019
Nhạc sĩ Trầm Tích (ngoài cùng bên phải) tham gia biểu diễn cồng chiêng tại Ngày hội Di sản Văn hóa du lịch Việt Nam năm 2019

Nhưng khi thực tế trở lại vào năm 2020, thì anh lại khá hụt hẫng vì những đổi thay không như mong đợi. Anh chia sẻ: “Dưới góc độ là một người nghệ sĩ, mình thấy nhiều trăn trở cho những đổi thay ấy. Đất nước ta có nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có cái hay cái đặc sắc riêng. Không thể bảo tồn văn hóa dưới hình thức phát triển du lịch và làm chung chung được. Làm vậy thì chỉ mới được bề nổi mà thôi, cái hồn của văn hóa sẽ không lưu giữ được. Từ những lo nghĩ đó, mình đã gửi gắm vào ca khúc Hồn Buôn.”

Đến đây, chúng tôi bỗng nhớ đến lần đầu tiên kết nối với nhạc sĩ Trầm Tích. Giữa một đêm mưa buồn tại Huế, thay cho lời chào và lời giới thiệu về mình, anh đã ôm đàn guitar và hát tặng ngay chúng tôi ca khúc: “Cao nguyên mùa Xuân về”. Mặc kệ ồn ào của khu chợ nhỏ, anh hát say sưa như đang ngồi giữa đại ngàn… rồi sau đó trò chuyện tâm tình với chúng tôi như những người bạn tâm giao lâu ngày gặp lại, rất gần gũi, rất chân thành.

Nói về những dự định sắp tới, nhạc sĩ Trầm Tích cho biết, anh đang tiếp tục đi và viết, làm những đề tài nghiên cứu âm nhạc dân gian theo lời mời của các đồng nghiệp tại các địa phương, hy vọng mình sẽ góp sức được ít nhiều cho âm nhạc, cho quê hương, cho đồng bào mỗi nơi mình có dịp đi qua và hạnh ngộ.

Tin cùng chuyên mục
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 10 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 10 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 10 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 10 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 11 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 11 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).