Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều bất cập trong quản lý, khai thác hồ Bản Quyền

Hiếu Anh - 14:39, 09/04/2021

Hồ thủy điện Bản Quyền tại thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1968, với hai chức năng là làm thủy điện và thủy lợi. Năm 2009, hồ Bản Quyền được chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân Kim Lan ( nay là Công ty TNHH MTV Thủy điện Bản Quyền). Tuy nhiên, từ khi chuyển giao cho công ty này, việc quản lý lòng hồ rất lỏng lẻo, thiếu hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân sống quanh hồ.

Cán bộ huyện Văn Quan khảo sát mặt đập thủy điện Bản Quyền
Cán bộ huyện Văn Quan khảo sát mặt đập thủy điện Bản Quyền

Chức năng thủy lợi không được chú trọng

Men theo dòng nước từ quốc lộ 1 B đến chân đập thủy điện Bản Quyền, chúng tôi quan sát thấy nhiều đoạn đất bồi lắng thành các mảnh ruộng nổi lên trên mặt hồ. Trên khoảnh đất này, người dân đang tận dụng cấy lúa. Mặc dù, hồ Bản Quyền có 2 chức năng, nhưng hiện nay, chỉ  có chức năng về thủy điện còn chức năng thủy lợi thì gần như không còn.

Thông tin về thực tế này, ông Bành Văn Dân, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn cho biết, khi được xây dựng (1968), lưu vực hồ Bản Quyền rộng khoảng 437 ha. Lưu lượng nước của hồ Bản Quyền được khai thác để sản xuất điện, với công suất lắp máy 1100 KW. Ngoài ra, hồ còn phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, diện tích tưới khoảng 80 ha.

Trước năm 2009, hồ Bản Quyền do công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn quản lý, vận hành. Ngày 29/ 4/2009, UBND tỉnh Lạng Sơn chuyển giao công trình hồ Bản Quyền cho doanh nghiệp tư nhân Kim Lan (Sau này là công ty TNHH MTV Thủy điện Bản Quyền) quản lý, theo hình thức bán tài sản, thu hồi vốn cho Nhà nước.Theo quyết định này, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã bàn giao toàn bộ trạm thủy điện và các công trình thủy lợi cho công ty tư nhân Kim Lan.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm quản lý vận hành, phía công ty Kim Lan chỉ chú trọng vào sản xuất kinh doanh thủy điện, mà không quan tâm tới vận hành chức năng thủy lợi của hồ Bản Quyền.

Theo ông Bành Văn Dân, sau khi nhận được phán ánh của các đơn vị chức năng, UBND huyện Văn Quan đã tiến hành thực địa hồ Bản Quyền. Qua khảo sát cho thấy hiện nay, Công ty Kim Lan chỉ thực hiện sản xuất điện mà không chú trọng thực hiện nhiệm vụ tích nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Các trạm bơm lâu ngày không được sửa chữa, xuống cấp trầm trọng. 

Thêm vào đó, nhiều diện tích mặt hồ không được quan tâm cải tạo,. dẫn đến bị bồi lắng nghiêm trọng. Nhiều phần đất hành lang hồ cũng không được bảo vệ dẫn đến người dân tự ý vào cấy lúa, hoa mầu. Cụ thể đối chiếu bản đồ giải thửa 299 thị trấn Văn Quan được lập từ khoảng năm 1988, diện tích đất lòng hồ thủy điện Bản Quyền bị thu hẹp khoảng 11.465 m2. 

Từ việc quản lý yếu kém của công ty Kim Lan, dẫn đến chức năng thủy lợi của hồ Bản Quyền bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu như trước đây, công suất tưới tiêu của hồ là trên 80 ha, nay hồ chỉ phục vụ được 23,5 ha.

Người dân tận dụng trồng lúa trên diện tích lòng hồ
Người dân tận dụng trồng lúa trên diện tích lòng hồ

Cần đưa hồ Bản Quyền trở về giá trị ban đầu 

Chia sẻ về vấn đề sử dụng và quản lý hồ Bản Quyền không hiệu quả với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển ngày 30/3/2021 vừa qua, bà Hứa Phong Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Quan cho biết, những bất cập trong quản lý lòng hồ thủy điện Bản Quyền là do lịch sử để lại. Quan điểm của địa phương là, bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động thu lợi nhuận, thì cần phải chú trọng đến quyền lợi chính đáng đối với người dân trong vùng.

Do vậy, nếu chỉ giao hồ Bản Quyền cho công ty tư nhân quản lý như hiện nay, sẽ không hiệu quả, nhất là trong việc đảm bảo chức năng thủy lợi. Theo đó, để đảm bảo 2 chức năng của hồ Bản Quyền là phục vụ nông nghiệp và thủy điện, UBND huyện Văn Quan đề nghị, tách 2 chức năng của hồ cho 2 chủ thể quản lý. Đối với chức năng làm thủy điện mang tính thương mại. UBND huyện Văn Quan vẫn đồng thuận với việc, tiếp tục giao đầu mối cho công ty TNHH MTV thủy điện Bản Quyền. Phía Công ty cũng cần tổ chức hoạt động kinh doanh điện và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước theo quy định.

 UBND huyện đề nghị tỉnh Lạng Sơn giao diện tích lòng hồ cho UBND huyện quản lý. Khi đó, huyện sẽ lập dự án để nạo vét lòng hồ (thực hiện phương án thu hồi các diện tích đất hành lang lòng hồ, diện tích đất do bồi lấp dòng chảy hình thành), khơi thông dòng chảy, sửa chữa các công trình thủy lợi, xây dựng phương án sắp xếp các lồng cá, quản lý vệ sinh môi trường lòng hồ…; đảm bảo hồ Bản Quyền phát huy được hiệu quả vốn có từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, phát triển du lịch trên địa bàn.  

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Thanh Hóa: Yêu cầu các địa phương xử lý dứt điểm cơ sở thu mua, chế biễn gỗ keo trái phép

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để các cơ sở thu mua, chế biến gỗ keo tự phát hoạt động trái phép, vi phạm các quy định của pháp luật mà không có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 7 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 9 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.