Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều cái thiếu ở làng Tranh

Lê Phương - 15:11, 12/08/2020

Đã chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, thế nhưng cuộc sống của người dân làng Tranh, thôn Gò Tranh, xã Long Sơn, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) vẫn không điện, không đường, không nước sạch... chủ yếu dựa vào rừng, tự cung, tự cấp. Chính vì vậy, mà làng Tranh còn có tên là “làng hái lượm”.

Thu nhập của người dân làng Tranh phụ thuộc vào cây mây
Thu nhập của người dân làng Tranh phụ thuộc vào cây mây

Làng nhiều không

Làng Tranh cách trung tâm xã Long Sơn khoảng 20 cây số, nhưng muốn đến được nơi đây phải băng rừng, lội suối. Sau hơn 1 giờ vật lộn với đoạn đường đầy đá sỏi hiểm trở, chúng tôi đi vào dưới những tán rừng tự nhiên, nơi lối đi như lòng suối khô cạn đầy đá to nhấp nhô. 

Hành trình càng lúc càng trở nên gian nan, khi lối đi ngày càng hẹp dần, chỉ vừa đủ lọt chiếc xe máy và độ khó của những con dốc cứ tăng dần. Cứ thế, chúng tôi “bám lưng con ngựa sắt”, vượt qua nhiều con dốc dựng đứng và sau 3 giờ đồng hồ cũng đến được “Làng hái lượm”.

Làng Tranh có 9 hộ, với 50 nhân khẩu là người Hrê. Ngay từ đầu làng là nhà của anh Đinh Văn Cư. Thấy chúng tôi, anh Cư niềm nở: “Nghe tiếng xe là biết ngay có cán bộ lên thăm bà con, chứ làm gì có ai biết đường mà vào tận đây. Mấy ngày này người ở xóm dưới lên đây hái sim, nhưng vài ba ngày mới có chuyến. Vì chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ làm chiếc xe máy hóa vô dụng rồi”.

Đây mới là đầu làng, để đến được khu có đông nhà nhất, phải đi tiếp 3 cây số nữa. Gặp anh Đinh Văn Dố, chúng tôi hỏi thăm về đời sống của bà con trong làng. Anh Dố cho biết: Đồng bào trên này dùng điện chạy bằng sức nước, Tuabin đặt ngoài suối, chỉ đủ để thắp sáng. Còn Tivi hay điện thoại ở đây là thứ gì đó xa xỉ lắm! Bà con đói thông tin, nên nghèo mãi. 

“Cực nhất là lúc ốm đau, có ca sinh đẻ khó phải nhờ người khiêng ra xã. Không có sóng điện thoại nên cũng không thể gọi người đến giúp”, anh Dố kể với ánh mắt đầy ưu tư.

Đường sá trắc trở, nơi rừng phòng hộ nên không được trồng và khai thác keo. Cuộc sống phụ thuộc vào cây mây rừng. Không có cây mây, thì dân làng chẳng biết kiếm sống bằng gì. Chăm chỉ lắm mỗi ngày mỗi người cũng khai thác được tầm vài trăm cân mây, với giá bán 5.000 đồng/kg như hiện nay cũng chỉ đủ tiền lo cho con trẻ. 

“Mấy năm nay khai thác cũng gần hết, những cánh rừng xa khuất nhất cũng dần vắng bóng cây mây. Sắp tới nếu hết mây, chúng tôi cũng chưa biết làm gì kiếm tiền”, anh Đinh Văn Mang, một người dân trong làng thở dài nói.

Ước mơ của làng

Theo cụ Đinh Thị Mái (78 tuổi), người lớn tuổi nhất làng, ở đây có gì ăn đó, bữa nào thiếu thì lên rừng kiếm rau quả về ăn qua ngày. Lâu lâu mới có người ra xã, ai cần mua gì thì nhờ mua hộ luôn, còn cái mặc thì thỉnh thoảng có cán bộ dưới xuôi lên cho. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ có sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền khuyến khích bà con trồng lúa nước để cải thiện lương thực, nhưng diện tích chỉ có 1ha nên chẳng thấm vào đâu.

Điều đáng quý nơi đây, dù khan hiếm đất canh tác, dù đói nghèo diễn ra triền miên, nhưng 100% hộ dân đều tự nguyện giữ rừng, không vì cái ăn mà khiến rừng “chảy máu”. Người làng quan niệm sâu sắc rằng, rừng là tài sản vô giá đem lại nhiều lợi ích, nên “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

Để minh chứng, anh Đinh Văn Cư dẫn chúng tôi đi xem thành quả mà bao năm qua các hộ dân đã một lòng chung sức bảo vệ. Những cây gỗ chò, gỗ xoan cả trăm năm tuổi cùng nhiều cây gỗ quý khác vẫn luôn xanh tươi, phát triển tốt ngay cạnh nơi người dân sinh sống. Nhiều cây 2 - 3 người ôm không xuể, sừng sững cùng thời gian, thách thức cả sự khắc nghiệt nhất nơi miền đất khó. 

“Rừng đã ban tặng sự sống, để các hộ dân tựa vào mà sinh tồn. Rừng là cha, là mẹ, nếu không bảo vệ nghiêm ngặt, rừng cũng chẳng ôm ấp, chở che lấy mình”, anh Cư nhấn mạnh.

Cách đây khoảng 10 năm, chính quyền địa phương đã từng có phương án di dời người dân xuống vị trí thuận lợi, có quỹ đất để định cư. Thế nhưng, giải pháp thời đó và nhiều lần sau này vẫn chưa đủ sức thuyết phục người dân. Đây cũng là thách thức lớn cho chính quyền.

Nhớ lại ngày ấy, nhiều cán bộ địa phương vẫn không quên cảnh vất vả “bò” lên đến làng đi vận động, cùng ăn, cùng ở với dân làng. Chính ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Minh Long đến giờ vẫn thường nhắc lại những kỷ niệm khi về “làng hái lượm”.

“Vào tới nơi, bà con bỏ trốn hết vì sợ người lạ. Phần vì chỉ có đất định cư, mà không có đất sản xuất, phần vì họ vẫn lưu luyến cánh rừng, con suối ở làng Tranh nên không chịu xuống núi. Sau những lần như vậy, chính quyền đành bỏ cuộc. Kế hoạch di dời người dân đành bỏ lỡ...”, ông Tiến chia sẻ.

Nhưng nay tư duy của người làng Tranh đã khác. Giờ nguyện vọng của bà con là mong muốn được thoát khỏi cảnh “biệt lập” này. Bởi lẽ, họ hiểu sẽ chẳng có con đường bê tông, đường điện nào chạy đến làng để thắp sáng thôn, xóm. Chính quyền cũng không thể hỗ trợ mỗi ngày. Nếu cứ tiếp tục sống như vậy thì sẽ mãi mãi đói nghèo. Cái cần lúc này là một hướng đi đúng, kèm theo phương án di dời hiệu quả của chính quyền địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 2 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.
Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Sắc màu 54 - Lê Hường - Gia Nguyen - 6 giờ trước
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.
Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Giải quyết việc làm cho người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Xã hội - Lê Hường - 6 giờ trước
Đồng hành, hỗ trợ người lầm lỗi sau khi chấp hành án phạt tù làm lại cuộc đời, Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã sẻ chia, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời tạo sinh kế giúp họ ổn định cuộc sống.
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.