Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều địa phương cho học sinh dừng đến trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19

P. Ngọc (T/h) - 12:01, 02/11/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương đã cho học sinh dừng đến trường, linh hoạt chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang học trực tuyến, qua truyền hình.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương đã chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang học trực tuyến. (Ảnh minh họa)
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương đã chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang học trực tuyến. (Ảnh minh họa)

* Tại Cà Mau, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT Cà Mau đã cho tạm dừng dạy học trực tiếp và trở lại tổ chức dạy và học trực tuyến theo kế hoạch đã quy định từ đầu năm học.

Các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã tạm dừng tổ chức dạy và học trực tiếp trên lớp từ ngày hôm qua (1/11).

Đây là lần thứ 2, ngành Giáo dục tỉnh Cà Mau cho tạm dừng tất cả các trường tổ chức dạy và học trực tiếp trên lớp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và thầy cô giáo.

Trước đó, ngày 25/10, Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất cho học sinh 18 trường trên địa bàn huyện Đầm Dơi và Thới Bình đến trường đầu tiên kể từ ngày khai giảng năm học mới. Trong đó, huyện Thới Bình có 11 trường và huyện Đầm Dơi có 7 trường (tổng cộng có 11 trường THCS và 7 trường tiểu học, với 264 lớp, 7.813 học sinh, gần 500 cán bộ, giáo viên).

* Tại Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang đã quyết định cho học sinh dừng đến trường trong thời gian 2 tuần để phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, trẻ em cấp học mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang nghỉ học trong thời gian 2 tuần, từ 1/11-13/11. Riêng Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh và Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ 100% học sinh nghỉ học ở tại trường.

* Tại Bắc Giang, từ ngày 1/11, toàn bộ học sinh các trường học trên địa bàn huyện Việt Yên tạm dừng đến trường; bậc tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến; học sinh mầm non nghỉ học.

Để hoạt động dạy, học trực tuyến hiệu quả, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thông báo đến giáo viên, học sinh tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống đường truyền Internet, các thiết bị, phương tiện như: Máy tính, máy chiếu, tivi, camera, điện thoại thông minh.

* Tại Vĩnh Phúc, đến ngày 29/10, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 55 trường học, từ mầm non đến phổ thông đã tạm dừng đến trường, gồm 11 trường trên địa bàn huyện Sông Lô và 44 trường học trên địa bàn Phúc Yên. Trong đó, các trường mầm non cho học sinh nghỉ học, các trường phổ thông chuyển trạng thái sang dạy học trực tuyến.

Hiện, Vĩnh Phúc có 36 trường học thực hiện chuyển trạng thái dạy học, gồm 10 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Có 16 giáo viên và 37 học sinh đang thực hiện cách ly tập trung.

* Tại Bắc Ninh, UBND huyện Quế Võ có văn bản về việc cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các trường mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tạm dừng đón trẻ.

Đối với các trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Quế Võ chuyển toàn bộ từ dạy học trực tiếp sang dạy trực tuyến từ 1/11 cho đến khi có thông báo mới.

Còn tại TP. Bắc Ninh, các trường học (Tiểu học, THCS) trên địa bàn các phường: Vân Dương và Nam Sơn có liên quan đến khu công nghiệp Quế Võ sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến từ 1/11, trường mầm non cũng dừng việc đón trẻ.

* Tỉnh Quảng Trị, chiều 31/10, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị có văn bản hỏa tốc hướng dẫn tạm thời thực hiện hoạt động giáo dục theo Nghị quyết 128 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Tại TP. Đông Hà, do dịch diễn biến phức tạp, các cấp học và các trung tâm GDNN- GDTX chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình cho đến khi có thông báo mới.

Các cơ sở giáo dục mầm non, trẻ khuyết tật được nghỉ học nhưng giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo hình thức phù hợp. Các trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, trung tâm tư vấn du học và các cơ sở dạy thêm, học thêm dừng hoạt động dạy học trực tiếp, chuyển sang dạy học trực tuyến.

* Tỉnh Đăk Nông, TP. Gia Nghĩa có thông báo tạm dừng tổ chức dạy và học theo hình thức trực tiếp từ ngày 1/11 cho đến khi có thông báo lại.

Khi tình hình dịch bệnh ổnđịnh, ngành Giáo dục thành phố sẽ có phương án tổ chức dạy và học bảo đảm tiếnđộ chương trình theo quy định. 

Tin cùng chuyên mục
Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là cột mốc quan trọng với học sinh, tất cả các em đều chuẩn bị kiến thức và tâm lý tốt nhất để dự thi. Nhưng cũng có những thí sinh không may gặp những vấn đề về sức khỏe trước ngày thi. Thí sinh Hoàng Thị Loan - Lớp 12a2, Trường THPT Pắc Khuông, huyện Bình Gia, là thí sinh đặc biệt của điểm thi số 14 tại Trường THPT Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 1 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!
Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Sản phẩm - Thị trường - Hương Trà - 19:59, 28/06/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đã chia sẻ và thảo luận các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam và các sản phẩm từ sâm.