Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều địa phương khẩn trương, quyết liệt ứng phó với bão số 4

T.Hợp - 21:15, 26/09/2022

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 21 giờ ngày 26/9 vị trí tâm bão số 4 khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 115.0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25-30km/h. Trước tình hình của bão số 4 nhiều địa phương đã khẩn trương, quyết liệt tìm các biện pháp ứng phó.

Bộ đội Biên phòng Bình Thuận kết nối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Ảnh TT.
Bộ đội Biên phòng Bình Thuận kết nối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Ảnh TT.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/9, ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Lượng mưa tính từ 13h đến 20h ngày 26/9 có nơi trên 50mm như: Tân Hà (Bình Thuận) 60.8mm, Ia Ake (Gia Lai) 75.2mm, Ea Tóh (Đắk Lắk) 74.0mm, Thành phố Tân An (Long An) 73.6mm, Thạnh Bắc (Tây Ninh) 62.2mm, Bình Long (An Giang) 54.4mm, Phú Mỹ (Tiền Giang) 54.0mm,...

Dự báo từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, có nơi trên 400mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Từ đêm 26/9 đến ngày 27/9, ở khu vực từ Phú Yên đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Từ ngày 28-30/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Lượng mưa phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; Nam đồng bằng Bắc Bộ 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Mưa dông ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn duy trì trong nhiều ngày tới. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão, các đại phương đã khẩn trương triển khai các biện pháp theo phương châm "4 tại chỗ".

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão số 4. Các địa phương trong tỉnh theo dõi, dự báo, cảnh báo chặt chẽ, chính xác tình hình, diễn biến của bão, mưa lũ để kịp thời chỉ đạo, điều hành. Có phương án tăng cường lực lượng đến địa bàn xung yếu, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và khắc phục nhanh nhất hậu quả do mưa bão gây ra.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tạm hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão. Phân công lãnh đạo trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

Kiên quyết sơ tán người dân những nơi nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, lũ quét… Đồng thời, đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi sơ tán tập trung. Tổ chức chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kiểm soát, bảo đảm an toàn giao thông trước và trong khi bão đổ bộ vào đất liền.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai ứng phó bão số 4 đối với các lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách. Ủy ban MTTQ Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực tuyên truyền, vận động các lực lượng xung kích tập trung hỗ trợ, giúp nhân dân ứng phó, phòng tránh, trú bão và khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.

Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi cũng đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, sơ tán tài sản, neo đậu tàu thuyền nhằm giảm thiệt hại thấp nhất nếu bão số 4 Noru càn quét vào đất liền. Đến nay, hơn 500 tàu với hơn 5.100 lao động của tỉnh Quảng Ngãi đều đã nhận được hướng di chuyển của bão và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, hoàn thành việc kêu gọi tàu, thuyền trước 10h ngày 26/9 và đã bắt đầu cấm biển từ 12h ngày 26/9. Các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chủ động rà soát và có phương án di dời dân tại các điểm có nguy cơ cao. Dự kiến lượng dân cần sơ tán là khoảng 24.600 hộ với 84.500 nhân khẩu.

Ngư dân Đà Nẵng di chuyển tàu thuyền, ngư cụ lên bờ để tránh trú bão.
Ngư dân Đà Nẵng di chuyển tàu thuyền, ngư cụ lên bờ để tránh trú bão.

UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm triển khai khẩn cấp, rà soát công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 4. Lãnh đạo thành phố đã thống nhất cho học sinh nghỉ học từ chiều 26 và các ngày 27 và 28/9 để đảm bảo an toàn, đồng thời các địa phương tận dụng trường học làm nơi tránh trú bão cho các hộ dân từ vùng nguy hiểm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đã triển khai sớm các phương án phòng, chống mưa bão. Mực nước các hồ chứa đã được điều tiết và đang ở mức độ trung bình. Toàn thành phố có 769 tàu thuyền đã về neo đậu trong âu thuyền Thọ Quang, còn 7 tàu thuyền trên biển nhưng đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.  Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, nếu bão cập bờ mạnh cấp 12-13 thì sẽ sơ tán tổng cộng 67.077 người dân, nếu bão mạnh cấp 14-17 sẽ sơ tán tổng cộng hơn 107.400 người. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lưu ý các quận huyện, xã phường tiếp tục rà soát, chuẩn bị kỹ các điểm tập trung tránh trú bão, tổ chức triển khai di dân tại các vùng có nguy cơ cao, hoàn thành trong chiều 27/9.

Dự báo Quảng Trị sẽ có mưa to đến rất to, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất là rất cao, các địa phương cơ sở đã thực hiện dự trữ lương thực thực phẩm, vật tư thiết yếu sẵn sàng ứng phó với bão. Nếu bão đổ bộ, tỉnh Quảng Trị cũng lập phương án di dời hơn 9.000 hộ dân của 4 huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ Hàng trăm tàu cá của 4 địa phương ven biển Quảng Trị là Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh cũng đã di chuyển lên vị trí an toàn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã lên phương án di dời hơn 26.000 hộ dân ở các vùng xung yếu đến nơi an toàn. Sáng nay, nhiều hộ dân đã tự nguyện di chuyển đến các điểm trú ẩn an toàn trước khi bão đổ bộ. Hơn 100 tấn mì ăn liền, 100 tấn gạo đã được phân bổ đến các địa phương. Tới thời điểm này, hơn 2.000 phương tiện tàu cá và hơn 11.000 lao động đã vào nơi trú ẩn an toàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã ra thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học vào các ngày 27/9 và 28/9, để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả và hạn chế thiệt hại do bão số 4 gây ra.

Các chuyến bay đến và đi 5 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Pleiku trong thời gian ảnh hưởng của bão sẽ tạm ngừng
Các chuyến bay đến và đi 5 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Pleiku trong thời gian ảnh hưởng của bão sẽ tạm ngừng

Tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương không để tàu khai thác, đánh bắt hải sản ra khơi, thời gian thực hiện công tác này trước 16h ngày 26/9. Tiếp đó sẽ thực hiện việc cấm biển trước 14h ngày 27/9 (trừ các phương tiện thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn) cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa về kết thúc lệnh cấm biển.

UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai lực lượng xuống các địa bàn trọng yếu để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở; đặc biệt là các địa phương ven biển, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản... khi có thông tin diễn biến cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển tỉnh Khánh Hòa. Các địa phương tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc chằng chống nhà cửa để đảm bảo an toàn khi mưa bão xảy ra.

Tính đến 10 giờ ngày 26/9, tỉnh Bình Thuận số tàu thuyền đang hoạt động trên biển là 2.552 chiếc với 13.792 lao động. Trong đó, tàu thuyền đánh bắt xa bờ là 368 chiếc với 3.194 lao động, chủ yếu hoạt động ở khu vực Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự kiến đến 10 giờ ngày 27/9 sẽ có khoảng 300 phương tiện vào neo đậu tránh trú bão tại cảng trong và ngoài tỉnh. Hiện không có tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực, vùng nguy hiểm.

Tỉnh Bình Định cũng đã khẩn trương chỉ đạo các các địa phương, đơn vị rà soát, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, kích hoạt phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền tránh va đập làm chìm, hư hỏng tại các bến neo đậu, tránh trú; tổ chức, hướng dẫn di chuyển, chằng buộc, gia cố các lồng bè nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an toàn cho người và thu hoạch sớm nhằm giảm thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản; tuyệt đối không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ; hướng dẫn cho tàu vận tải biển đang neo đậu tại cảng Quy Nhơn và đi qua khu vực Bình Định khẩn trương di chuyển vào vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên để tránh trú bão.

Các địa phương, cơ quan chức năng rà soát, đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch ở khu vực ven biển, nhất là thành phố Quy Nhơn, các xã ven biển và đảo; kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là các tuyến đường ven biển, cầu Thị Nại để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lớn và mưa hoàn lưu sau bão, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh; rà soát phương án sơ tán dân, triển khai sơ tán dân theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, ưu tiên sơ tán tại chỗ đến các nhà kiên cố trong khu vực và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế, bảo đảm an ninh tại các nơi sơ tán đến; không để cho người dân ở lại trong các nhà đơn sơ, thiếu kiên cố; chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng… và các công trình công cộng.

Các địa phương, đơn vị thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo để cấm các phương tiện giao thông đường bộ và người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ; tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông nhất là các đoạn nước tràn qua đường, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi mưa lũ lớn xảy ra. Lực lượng xung kích phải có mặt tại các nơi xung yếu, bố trí phương tiện, vật tư để ứng phó các sự cố; rà soát các khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, lũ quét và triển khai lực lượng ứng phó.

Hiệu trưởng các trường học tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.

Các lực lượng vũ trang, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh; chủ động hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ, tỉnh lộ khi có lệnh cấm đường./.

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.