Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại lũ lụt miền Trung qua ký ức của ông Lê Huy Ngọ: Cứu dân trong trận “đại hồng thủy”

Tùng Nguyên - 14:28, 25/12/2020

Năm 1999, miền Trung chìm trong trận “đại hồng thủy”, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đã hơn 20 năm qua nhưng trận lũ lụt lịch sử đó vẫn hằn in trong ký ức của nhiều người. Với ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thời kỳ 1997 – 2004) – nguyên Trưởng ban Phòng chống bão lụt Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai) lại càng không thể nào quên. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng trích đăng những ký ức về trận “đại hồng thủy” cách đây hơn 20 năm và những nỗ lực ứng phó, phòng chống thiên tai, qua chia sẻ của ông Lê Huy Ngọ được ghi lại trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 74 năm Ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946 – 22/5/2020).

Ông Lê Huy Ngọ (áo trắng) tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chủ động trước thiên tai” trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 74 năm Ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946 – 22/5/2020)
Ông Lê Huy Ngọ (áo trắng) tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chủ động trước thiên tai” trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 74 năm Ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946 – 22/5/2020)

Thấm thoát như thế cũng đã 20 năm rồi. Tình hình lúc trước khác với bây giờ nhiều nhưng mà lúc đó trận lũ lụt miền Trung thậm chí là trận lũ lớn nhất kể từ năm 1886 đến bây giờ. Trước đó có một trận lũ lụt vừa ở phía Nam Trung bộ. Nhưng mà bắt đầu từ đầu tháng 11/1999 thì trong suốt tháng ấy mưa liên tục. Đặc biệt đến khoảng ngày 18, 19 tháng 11 có một trận mưa rất lớn, có thể nói mưa suốt trong 2 ngày liền.

Mưa ở đó như thế, riêng ở Huế và vùng lân cận một ngày mưa 1200 mm. Và mưa đặc biệt ở chỗ tập trung mưa trong 1 đêm 1 ngày suốt ngày 11 tháng ấy. Lượng mưa ngày ấy ở Huế là 2271 mm. A Lưới cũng ở mức đó thì nó dồn tất về TP. Huế và vùng lân cận và gây nên một trận lũ lớn.

Vì lượng lũ lớn như vậy, nên lượng nước tiêu thụ đổ ra biển không kịp, phá thêm 2 điểm mới nữa, tức là cái điểm của Hoài Duân bên phía bắc của TP. Huế và điểm Lễ An Ninh bên phía nam của TP. Huế đẩy ra biển, ngập đến mức độ phá hẳn một cái biển. Vì nó đột ngột, đột xuất tập trung mưa cao như thế nên sự ứng phó vô cùng khó khăn. 

Huế coi như ngập tràn, điện mất, liên lạc mất, đường từ Hải Vân bị sạt lở gần 300 mét với chiều sâu trên 2 m sạt lở. Ngoài bắc từ Âu Lâu đổ vào cũng ngập, người không vào được, xe không đi được, Huế hoàn toàn bị cô lập.

Trong tình hình đó, ở Huế các anh gọi điện ra Ban Chỉ đạo Trung ương rồi báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải có cách nào giúp Huế không, có cách nào hỗ trợ cho Huế không vì tình hình bây giờ bị cô lập hoàn toàn mất điện, mất liên lạc và tình hình lương thực trong những ngày đó. Trước tình hình nguy ngập như vậy, Thủ tướng Phan Văn Khải quyết định thành lập một đoàn công tác đặc biệt vào Huế.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão năm 1999, bên phải là Bộ trưởng Lê Huy Ngọ (Ảnh tư liệu)
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão năm 1999, bên phải là Bộ trưởng Lê Huy Ngọ (Ảnh tư liệu)

Lúc ấy, tôi làm Trưởng ban (Trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương - Pv), cũng là trưởng đoàn luôn cùng các anh bên quân đội, quân khu 4 nữa, lực lượng công an, lực lượng bên các ngành phải đi vào Huế ngay. Lúc đầu tính ra Bạch Mai, đi tàu bay nhỏ để xuống được sân bay Huế. Nhưng ra Bạch Mai ngồi 3 tiếng đồng hồ không xuống được Huế vì mưa lớn, sân bay bị ngập không đi được.

Trước tình hình đó, các anh em ở Huế bảo: Các anh có thể vào được trước tối nay không? Nếu đi đường bộ thì vào đến Ô Lâu – “gáy” của Quảng Bình, Quảng Trị, thì không thể vào được rồi, phía Nam cũng không thể ra được, rồi chỉ có thể đi máy bay thôi. Các anh bên em quân đội đề xuất đi bằng máy bay lớn để vào Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng đi vào Huế thuận lợi hơn, có thể đi bằng ô tô hoặc không thì đi bằng trực thăng cũng có thể vào Huế.

Thế là về đi luôn. Trước 4h chúng tôi xuất phát từ sân bay Nội Bài vào Đà Nẵng. Vào Đà Nẵng thế coi như cả tối hôm ấy và cả ngày hôm sau ngồi chờ ở sân bay để đi từ Đà Nẵng vào Huế. Ở Huế các anh gọi điện ra không thể xuống sân bay Phú Bài được vì ngập lớn và cũng không thể đi từ Phú Bài vào Huế được bởi vì ngập 1,5 m không đi được. Ngồi suốt một buổi sáng đến 12h trời mưa qua ngọ, gió qua mùi các anh em vô cùng sốt ruột, các anh em ở Huế gọi ra liên tục vào hỗ trợ các anh ấy.

Trước tình hình đó tôi bảo: Bây giờ đi trực thăng vào Huế xuống Phù Bài, chứ không vào thành phố được nữa vì thành phố ngập rồi, rồi từ Phù Bài tìm cách vào Huế. Các anh quân đội bố trí sắp xếp trực thăng vào Phú Bài, dùng xe lội nước từ Phú Bài vào TP. Huế.

Có thể nói tình hình căng thẳng. Anh em ở Huế khó khăn, sốt ruột chờ đoàn vào. Đoàn cũng hết sức sốt ruột tiếp cận TP. Huế, thực hiện chủ trương về công tác đặc biệt của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Khu vực Kinh thành Huế bị ngập nặng trong trận "đại hồng thủy" năm 1999 (Ảnh tư liệu)
Khu vực Kinh thành Huế bị ngập nặng trong trận "đại hồng thủy" năm 1999 (Ảnh tư liệu)

Chúng tôi xuống Phú Bài, báo cáo với bên quân đội dùng xe lội nước vào chứ ngồi đây không giải quyết được vấn đề gì cả vì bộ chỉ huy lên gác 2 cả rồi, gác 1 ngập hết, vào đấy để anh em họp. Anh em dùng 3 cái xe lội nước đưa đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ vào. Đi qua đường sắt tôi thấy nước ngập tràn, phá vỡ toàn bộ đường sắt đó, nguy hiểm lắm. Đi thẳng vào thành phố thì các anh ngồi trên gác 2 giơ tay chờ trụ sở của ban phòng chống lụt bão. Tình hình lúc ấy nguy cấp như vậy.

Vào đến nơi là tất cả trèo lên gác 2 để họp. Suốt từ đầu giờ hôm đến 1 giờ sáng bàn xem có cách nào, việc lớn nhất là làm cách nào thoát nước lũ cho TP. Huế được không? Thứ hai đối với Hoà Duân bị phá vỡ thì phải nghĩ thế nào vì phá vỡ một đoạn đê rất dài, ảnh hưởng rất lớn đến bà con mình trên đê dài đó?...

Nhìn lại trận mưa lũ lịch sử năm 1999, nhiều người không thể quên những mất mát, đau thương, thiệt hại nặng nề mà Nhân dân miền Trung phải gánh chịu, với 818 người chết, mất tích; hơn 1,2 triệu nhà cửa, trường học, công trình bị sập, trôi và hư hỏng nặng và hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu, hàng trăm nghìn tấn thóc bị hư hỏng.... Tổng thiệt hại hơn 3.773 tỷ đồng (tính tại thời điểm năm 1999), riêng Thừa Thiên Huế gần 2.000 tỷ đồng.

Rồi chúng tôi dùng xuồng, xe lội nước của quân đội đi ra phố; có chỗ ngập 1m8, có chỗ ngập 2m, đến mức như thế. Bà con tất cả trèo lên mái nhà. Tôi thấy bà con ở Huế xưa nay sống trong vùng ngập lũ như vậy thì bà con có kinh nghiệm lắm. Đầu tiên là người ta mở mái ngói bên trên, làm thành cái giàn cho trẻ con rồi đưa các lương thực, thực phẩm ngồi trên giàn để chống cái ngập trước.

Đi đến đâu bà con cũng giơ tay lên mái nhà: Cứu chúng tôi với, cứu chúng tôi với. Tôi yêu cầu xe lội nước của quân đội là một, hai là cái xuồng lội nước đi đến đâu cứu bà con đến đó. Cả đêm hôm ấy cứu được 7 - 8 chục người còn chỗ nào nhà còn vững chãi thì cứ để bà con trên đó. Sáng hôm sau tổ chức việc dùng máy bay ném mỳ xuống, bánh mỳ khô, mỳ khô, nước…

Cả đêm ấy và sáng ngày hôm sau, tổ chức cứu dân, chỗ nào bà con lên được thì mái ngói thì lên, chỗ nào không lên được thì đưa vào xuồng máy, đưa lên đồi núi; tổ chức máy bay ném và đưa mỳ sợi cho bà con… Cả một ngày cho đến buổi chiều thì việc cứu người ấy là tạm được, tạm ổn, thế còn việc vấn đề nước, vấn đề ngập thì giải quyết tiếp.

Giờ mình nghĩ lại tình thế đó, tình huống nguy ngập và đặc biệt đối với Huế. Từ năm 1886 đến bây giờ mới có một trận lũ như thế này. Chúng ta đã cùng nhau cùng với anh em Huế giải quyết được vấn đề thứ nhất là cứu bà con.

Nhớ nhất là trong các lực lượng cứu trợ trong lũ lụt thì có lực lượng có thể nói đảm bảo được cái việc này, đó là Nhân dân Huế. Bà con rất nhiều kinh nghiệm ở cái này. Mặc dù ngập lụt đột xuất như vậy, mặc dù tất cả chùa chiền, tất cả nội thành cũng đều ngập nhưng bà con ở đó có mảng tức là 5 cây chuối, 3 cây chuối buộc vào thành mảng sau đó là đua ra để có người ngồi. Trẻ con đưa được lên xà ngồi bên cạnh là mảng bè, thì tất cả bà con đều kinh nghiệm đó.

Tôi hỏi ngày xưa làm gì có mỳ, làm gì có tàu bay, thì cách thức sống lụt bão tự mình, gọi là vốn tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ. Bà con đều làm cái việc đó cộng với sự hỗ trợ của chúng ta cho hết ngày hôm ấy và cả ngày thứ 2 sang đến ngày thứ 3 thì tình hình dịu bớt đi.

Cả trận lũ lớn có thể nói nó khác thường, rất nguy hiểm trong lúc bà con mấy chục năm nay chưa trải qua. Thế mà bà con ứng phó tại chỗ như thế cùng với lực lượng của chúng ta hỗ trợ với cả trong TP. Huế, cả trong phía Nam ra, cả cả miền Bắc vượt Âu Lâu vào thì trong 3 ngày tương đối ổn định.

(Còn nữa)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 8 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 9 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 9 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 9 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 9 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 9 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.