Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhọc nhằn con chữ đến bản xa...

Quỳnh Trâm- Ngọc Huấn - 10:36, 13/05/2022

Ở những bản làng vùng sâu, vùng xa của huyện vùng biên Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, có những thầy, cô giáo trẻ đang cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp trồng người, với hi vọng ánh sáng tri thức sẽ soi sáng tương lai, đổi thay vùng đất đầy gian khó.


Cô giáo Cầm Thị Xuân, quê xã Luận Khê, huyện Thường Xuân đang dạy học tại Trường Tiểu học Trung Lý 2, bản Cò Cài
Cô giáo Cầm Thị Xuân, quê xã Luận Khê, huyện Thường Xuân đang dạy học tại Trường Tiểu học Trung Lý 2, bản Cò Cài

Dành hết thanh xuân cho vùng cao

Bản Cò Cài cách trung tâm xã Trung Lý hơn 20 cây số, do không quen đường, chúng tôi nhờ đến sự giúp đỡ của cán bộ Đồn Biên phòng Trung Lý. “Cò Cài là một trong những bản xa xôi nhất của xã Trung Lý (huyện Mường Lát), thiếu thốn trăm bề, đặc biệt là điện, đường, trường, trạm. Thời tiết nắng ráo thì mất 1 giờ đồng hồ để đến Cò Cài, còn trời mưa thì chịu, không đi nổi”, anh cán bộ tên Thường nói.

Chiếc xe máy men theo con đường cheo leo ở Pá Quăn, nhiều đoạn đường một bên là vực một bên là núi. Nhờ tay lái cứng của anh Thường, chúng tôi an toàn đến được Cò Cài. Những nếp nhà sàn hiện ra cheo leo bên sườn núi, không khí trong lành và yên tĩnh dưới nắng chiều.

Chúng tôi dừng chân ở Trường Tiểu học (TH) Trung Lý 2. Nhiệt tình đón khách vào thăm trường, thầy giáo Nguyễn Tiến Hiệp, Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý 2 tâm sự, đã có 21 năm gắn bó với mảnh đất này. “Cuộc sống ở đây khó khăn, thiếu thốn trăm bề nhưng càng ở lâu, mình càng thấy gắn bó, thấy yêu nó, đi xa là nhớ”, thầy nói. Thầy thương các học trò, thương mảnh đất chịu nhiều gian khó. Phải là người tâm huyết, quyết tâm, thầy Hiệp mới có thể dành hết thanh xuân cho giáo dục miền núi như vậy.

Để tìm đến được con chữ các em học sinh ở bản phải men theo con đường đất để đến trường
Đường đến trường của các em học sinh ở Cò Chài

Trường có 1 điểm chính (bản Cò Cài) và 5 điểm lẻ ở các bản: Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm, Lìn, Pá Búa, với tổng số 368 học sinh, trong đó có 291 em thuộc hộ nghèo. Ở điểm trường chính Cò Cài có 3 lớp, trong đó có 2 lớp ghép (lớp 1-2), (lớp 3-4) và lớp 5, với tổng số 44 học sinh. Không có điện lưới, cuộc sống cắm bản của các thầy vô cùng gian nan, như thể cách biệt với thế giới bên ngoài. Mãi  mới đây, nhà trường mới nhận được sự hỗ trợ của một doanh nghiệp, giúp lắp điện năng lượng mặt trời. Nhờ đó, các thầy cô giáo cũng đã có điện để soạn bài, được sử dụng quạt mát. Việc học tập, sinh hoạt của thầy trò nơi đây đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

“Tuy nhiên, về lâu dài, bà con cũng như các thầy cô giáo mong mỏi, có điện lưới về bản để cuộc sống của bà con bớt khó khăn hơn, để hành trình thắp sáng con chữ cho con em đồng bào được thuận lợi hơn”, thầy giáo Hiệp nói.

Còn cô giáo trẻ Cầm Thị Xuân đã có 2 năm gắn bó với Cò Cài. Là người dân tộc Thái, quê ở huyện Thường Xuân (Thanh Hoá), cô có thể trò chuyện gần gũi với học trò và phụ huynh bằng tiếng dân tộc. Bởi thế, khi mới đến, cô được học trò và người dân yêu mến, giúp cô vơi bớt nỗi nhớ nhà. Thiếu giáo viên và học trò cũng ít, nhà trường ghép lớp 1 và lớp 2 học chung phòng. Ở đầu bên này, cô giảng cho các em lớp 1, xong lại quay về hướng bên kia, cô dạy trò lớp 2.

Lớp học của cô Xuân có 16 em, gồm 6 em lớp 1, 10 em lớp 2. Cô Cầm Thị Xuân cho biết, một lúc dạy cả 2 lớp nên lúc nào cũng tất bật. Ban đầu cũng khó khăn lắm, nhưng rồi cô trò cũng quen với việc dạy và học lớp ghép. Các em đến lớp đều đặn là điều đáng mừng. Dạy cho các em biết đọc thông, viết thạo cũng là sự cố gắng, kiên trì bởi các em đều đến từ các gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học hành của con.

Cô Xuân tâm sự, cô vẫn chưa lập gia đình. Giờ đây khi công tác ở một nơi xa xôi thế này, việc đó lại thêm phần khó khăn. Đường sá đi lại vất vả nên 2-3 tháng cô mới về quê Thường Xuân thăm gia đình.

“Điều kiện sinh hoạt ở Cò Cài rất thiếu thốn, lại xa gia đình nên nhiều lúc em cũng buồn. Nhưng em đã lựa chọn lên đây thì không có gì phải hối tiếc. Nhìn thấy đời sống bà con, các em học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn mà thương lắm. Nên em sẽ cố gắng để cống hiến hết mình”, cô Xuân nói.

Con đường vào bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát còn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con, đặc biệt là các em học sinh đến trường
Con đường vào bản Cò Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát còn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con, đặc biệt là các em học sinh đến trường

Hi vọng của bản

Ngoài cô Xuân, còn có thầy Sung Văn Chu, dân tộc Mông, quê xã Nhi Sơn và thầy Triệu Văn Sệnh, dân tộc Dao, quê xã Pù Nhi (Mường Lát), họ đều đang dành nhiều tâm huyết và tình yêu với sự nghiệp gieo chữ ở Cò Cài.

Anh Vi Văn Ngoan, Phó bản Cò Cài cho biết: Bản có 118 hộ, trong đó có 78 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đời sống bà con phần nhiều phụ thuộc vào nương rẫy, trồng lúa nước, khai thác lâm sản. Bản chưa có điện, đường giao thông đi lại còn khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến công tác giáo dục.

Hiện nay, các em học tiểu học và mầm non học tại bản, còn các học sinh cấp 2 và cấp 3 phải ra xã, lên huyện học.

Ông Quách Văn Mỵ, Chủ tịch UBND xã Trung Lý, cho biết, xã Trung Lý có 15 bản, trong đó 11 bản có đồng bào Mông và 4 bản người Thái sinh sống. Hiện nay, 8 bản chưa có điện; đường giao thông vào các bản: Cò Cài, Cá Giáng, Cánh Cộng, Tà Cóm… rất khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao.

Được biết, năm 2021, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp tuyến đường giao thông từ bản Nà Ón đi bản Cò Cài, xã Trung Lý. Bà con hi vọng, con đường sớm hoàn thành để thầy và trò cũng như người dân bớt phần nào khó khăn. 

Tin nổi bật trang chủ
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 1 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 6 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 8 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 15 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

Thời sự - PV - 18 phút trước
Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024).
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 20 phút trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 25 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 18 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.