Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhọc nhằn dạy chữ ở Khe Nóng

PV - 17:41, 17/01/2018

Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nơi người dân chỉ thuận miệng gọi là bản, nhưng thực tế lại chưa phải là một bản đúng nghĩa theo cách xác định đơn vị hành chính. Chính vì vậy, bên cạnh những khó khăn của những bản làng vùng cao thì ở Khe Nóng còn có những khó khăn mang tính đặc thù, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục.

Khe Nóng cách trung tâm xã Châu Khê 40km đường rừng, là nơi sinh sống của 40 hộ đồng bào Đan Lai. Từ trung tâm xã, để vào được đây phải vượt qua 8 con suối, mùa khô có thể vào được, còn mùa mưa nơi đây hoàn toàn bị cô lập.

Đường vào Khe Nóng vô cùng khó khăn phải lội qua 8 con suối với cung đường quanh co. Đường vào Khe Nóng vô cùng khó khăn phải lội qua 8 con suối với cung đường quanh co.

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Luyến, Chủ tịch UBND xã Châu Khê do thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá nên địa phương chưa thể tiến hành thành lập Khe Nóng thành một bản trực thuộc xã. Cái tên Bản Khe Nóng là do người dân nơi đây thuận miệng gọi ra mà có.

Mặc dù chưa trở thành một bản của xã, nhưng chính quyền xã Châu Khê, huyện Con Cuông rất quan tâm đến đời sống của 40 hộ dân ở Khe Nóng, nhất là về giáo dục. Chính vì thế, từ 20 năm nay, ở Khe Nóng đã có một điểm trường lẻ trực thuộc Trường Tiểu học Châu Khê 2. Năm học 2017-2018 này, điểm trường Khe Nóng có 22 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 và có 3 cô giáo phụ trách. Để thực hiện kế hoạch giảng dạy, cả giáo viên và học sinh ở điểm trường Khe Nóng phải vượt qua rất nhiều khó khăn.

Cô giáo Dương Thị Nội, người từng 2 lần cắm bản ở điểm trường Khe Nóng, tâm sự: Đời sống của người dân nơi đây khó khăn bộn bề là điều không phải bàn cãi nữa. Nhưng sự học nơi đây còn vất vả hơn nhiều lần.

Theo cô Nội, nơi đây chưa có điện lưới quốc gia, chiếc máy phát điện mini chạy bằng sức nước đặt dưới suối là nguồn điện duy nhất, hôm nào hỏng thì phải ăn uống, soạn giáo án trong ánh nến. Những hôm mưa lớn, Khe Nóng bị cô lập với thế giới bên ngoài, những bữa cơm chỉ có rau rừng vì không thể đi mua đồ ăn. Những khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, nơi đây, việc vận động trẻ đến lớp vô cùng khó khăn. Hằng ngày, các cô giáo đều phải mang kẹo đến “dỗ” một số em cá biệt trở lại lớp. Thậm chí phải đến bế từng em, thì các em mới chịu đi học.

Cô Nội cho hay, trước đây, phần lớn các em chỉ học xong lớp 5 là ở nhà, không có nhiều em theo học hết chương trình THCS. Con gái 15, 16 tuổi đã kết hôn. Những thanh niên nam muốn tìm đến làm công nhân tại các khu công nghiệp cũng khó vì đại bộ phận chưa tốt nghiệp THCS.

“Một niềm vui hiện nay của giáo viên chúng tôi là Khe Nóng hiện đang có 7 học sinh học cấp THCS”, cô Nội cho biết. Khó khăn, vất vả là vậy, song những tình cảm mộc mạc của học trò và dân bản nơi đây như ngọn lửa sưởi ấm đối với các giáo viên vào mỗi đêm lạnh giá. Đó chính là động lực giúp những giáo viên cắm bản như cô Nội có thêm quyết tâm, dạy cái chữ, giúp cuộc sống của bà con nơi đây ngày một tốt hơn.

Chủ tịch UBND xã Châu Khê Nguyễn Ngọc Luyến trăn trở, ngoài công tác giáo dục, để thay đổi được đời sống của bà con nơi đây cũng là một việc rất gian nan. Hằng năm, xã Châu Khê đều phối hợp với các chiến sĩ Đồn Biên phòng Châu Khê tổ chức nhiều đợt hoạt động hỗ trợ giúp dân tu sửa đường và phát triển kinh tế nhưng vẫn còn quá nhiều việc phải làm.

Được biết, nhờ những nỗ lực của chính quyền xã cùng Đồn Biên phòng Châu Khê, 40 hộ đồng bào người Đan Lai ở Khe Nóng đã biết trồng lúa nước, biết nuôi thêm con gà, con lợn, biết trồng rau, giữ rừng và đặc biệt hơn nữa là chấp hành mọi chủ chương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mừng hơn, vừa qua, người dân ở Khe Nóng đã trồng được 3ha lúa, năng suất đạt 51-52 tạ/1ha. Đây là một tín hiệu vui trong việc chủ động nguồn lương thực để làm vơi đi nỗi khó khăn của người dân Khe Nóng.

HOÀNG QUÝ

Tin nổi bật trang chủ
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 1 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 6 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 8 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 13 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 15 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

Thời sự - PV - 18 phút trước
Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024).
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 20 phút trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 25 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 18 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.