Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những cuộc đời du mục

Thanh Nguyễn - 08:31, 27/05/2021

Mùa nào hoa nấy. Người nuôi ong cũng theo đó mà di cư, có khi hàng trăm km, ngay trong đêm tối. Cuộc hành trình ấy cứ thế, năm này sang năm khác, nơi chốn rừng thâm u… Còn tôi, cũng theo đó rong ruổi qua nhiều miền quê, dưới tán rừng, dưới nắng gió, có khi mải miết trên những cung đường nơi miền Trung để cảm nhận hơi thở của những cuộc đời du mục.


Kiểm tra cầu ong trước khi quay mật
Kiểm tra cầu ong trước khi quay mật

Qua những mùa hoa

Đầu tháng 4, nắng đã trải dài. Dưới tán rừng keo ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chộn rộn nhiều lán trại dựng tạm để “chăn ong”. Chủ lán trại ấy là những cư dân ở các tỉnh Tây Nguyên xa xôi ngược ra, bảo vậy. Nghề “chăn ong” du mục từ bao đời đã là nghề chính của họ. Theo những mùa hoa nở, họ mải miết dẫn ong “đi ăn”.

Anh Nguyễn Đình Ba ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) có nhiều năm trong nghề, chậm rãi: "Miền Nam từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa, ong không cho mật lại dễ chết mới phải di chuyển đàn ra Hà Tĩnh “chăn ong” lấy mật. Hơn 250 tổ ong này đã được tôi chuyển ra đây tháng trước". 

Theo tay anh Ba, chúng tôi ngước mắt ra xung quanh. Cơ man nào là những tổ ong ken đặc, xếp ngay ngắn dưới những cây keo đang độ lớn. Nghỉ tay đón khách, anh Ba cười hồn hậu, mà rằng, công việc nuôi ong nom đơn giản nhưng lại tỉ mỉ, cầu kì và phải thực sự kiên nhẫn. 

Đoạn anh bấm ngón tay, kể về những việc chính mỗi ngày của nghề nuôi ong: Sáng sớm kiểm tra đàn ong để phát hiện ong khỏe hay yếu rồi xử lí, cho ong ăn và quay lấy mật.

Cách nơi anh Ba "chăn ong" nhiều cây số đường rừng, chúng tôi đến huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Trên cung đường Hồ Chí Minh, những triền keo xanh mướt đã là chỗ dừng chân lí tưởng trên hành trình “chăn ong” của anh Lê Văn Thắng. 

Thắng ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thắng đã có những 8 năm kinh nghiệm nuôi ong “du mục”. Sở hữu hơn 300 tổ ong khiến Thắng bận hơn có con mọn. Đã cuối mùa mật keo, Thắng phải cho ong ăn; thức ăn là bột đậu nành rang, đường và phấn hoa trộn đều với nhau.

Thắng nhẩm tính: Chi phí mỗi tổ ong (thùng) ít ra cũng 300 nghìn đồng, hoàn thiện thì mất cả triệu đồng, riêng tiền mua 1 con ong chúa không dưới 6 triệu đồng.

Tôi đã chứng kiến những chủ ong lấy mật. Họ phải mang đồ bảo hộ kín mít, cẩn thận mở thùng ong, rồi phun khói vào thùng. Đàn ong tản ra, họ nhanh nhẹn chọn những cầu ong đầy mật. Những người thợ gánh những cầu ong về lán rồi gắn vào cái thùng tròn, để quay. Dựa vào lực li tâm để mật ong văng ra khỏi cầu. 

Những người nuôi ong du mục cho biết: Mùa có hoa nở rộ 1 tuần quay mật 1 lần, còn mùa ít hoa, thì tuỳ theo thực tế mà định ngày quay mật. Mỗi năm, một thợ nuôi ong du mục có thể sản xuất được 12-15 tấn mật, giá trung bình mỗi kg mật dao động từ 40-70 nghìn đồng. Thu nhập bình quân hơn 20 triệu đồng/tháng.

Nuôi ong du mục là nghề cho ong ăn theo từng mùa hoa. Người nuôi ong đã thuộc nằm lòng những mùa hoa nào cho mật thơm ngon, những mùa hoa nở, những vùng đất nào có thể đến … Để rồi khi chân đã mỏi, tiết trời chuyển rét; tháng 11, 12, ong được đưa về nghỉ ngơi, củng cố lại đàn chờ mùa xuân mới. Ra tết, cuộc sống du mục lại bắt đầu…

Anh Nguyễn Văn Ba ở thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk đang kiểm tra đàn ong được nuôi du mục trên đất Hà Tĩnh
Anh Nguyễn Văn Ba ở thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk đang kiểm tra đàn ong được nuôi du mục trên đất Hà Tĩnh

Lắm nỗi trân chuyên

Nắng miền Trung như đổ lửa, túp lều bằng vải bạt lụp xụp dựng lên giữa bốn bề núi rừng giúp người nuôi ong trú nắng, tránh mưa. Nắng nóng đã đáng ngại, nhưng những cơn mưa giông mùa hè còn nguy hiểm hơn. Nhiều khi mưa đến bất chợt, căn lều chao đảo rồi bị hất tung, đồ đạc ướt sũng.

Anh Lê Nguyên Trung quê ở Quảng Nam, chủ 300 tổ ong tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương (Nghệ An) kể: Mưa rừng khiếp lắm, đất sạt lở, nước trôi rất dữ. Không để ý, tổ ong bị đổ thì công toi. Còn muỗi mòng thì vô kể. Có hôm trời động, mắc màn ngồi, muỗi đậu đen kín mà hãi.

Nuôi ong du mục như “đánh bạc với trời”, là cuộc mưu sinh không mệt mỏi để làm nên những giọt mật cho đời. Không chỉ có sức khỏe mà chính họ còn phải nhẫn nại, tỉ mỉ. Biền biệt xa nhà, làm bạn với ong, với núi rừng nơi hẻo lánh, xa xôi… là những “đặc sản” mà chủ ong hiện có. 

Gắn bó với vùng đất Tân Kỳ (Nghệ An) từ nhiều năm nay, chủ đàn ong 200 tổ, anh Nguyễn Doãn Thành trải lòng: Nuôi ong là nghề nếm mật nằm gai, một đồng tiền lãi, chín giọt mồ hôi, nuôi ong không chỉ vất vả mà gặp rủi ro lại nhiều.

Dẫn chúng tôi vào túp lều bằng vải bạt lụp xụp dưới tán keo, trong lều chỉ có một chiếc giường, anh Thành tâm sự: Chúng tôi hay gọi đùa những túp lều này là "khách sạn ngàn sao" và nói lạc quan, là một trong những yếu tố giúp người nuôi ong di cư sống được với nghề.

Điều khiến người nuôi ong di cư lo sợ nhất, là làm phật lòng chủ vườn hoặc người dân bản địa. Đã có rất nhiều chủ ong bị thiệt hại nặng khi bị chủ vườn “trở chứng” xua đuổi vì phật ý, hoặc do thiếu hiểu biết nên nghĩ ong làm hại hoa màu, vườn cây của họ. Mỗi lần bị đuổi là mỗi lần người nuôi ong lãnh đủ, vì chi phí cho mỗi chuyến xe di chuyển ong từ vùng này đến vùng khác rất tốn kém. 

Rồi chuyện những tay “anh chị” vào xin đểu cũng không phải là hiếm. Lo nhất là bệnh thối ấu trùng, đau bụng khiến ong chết. Nếu không vững về kỹ thuật sử dụng ong chúa khiến cả đàn bỏ đi, thiệt hại còn nặng nề hơn.

Thành quả những ngày - nằm rừng ăn sương
Thành quả những ngày - nằm rừng ăn sương

Những ngày chuyển ong như một cuộc đua. Chập tối, khi những chú ong thợ cuối cùng bay về, người nuôi đóng tổ lại, rồi vận chuyển thật nhanh lên xe. Có những cuộc di cư vài trăm km, đến nơi còn tối um cũng phải chạy đua dỡ thùng đặt xuống để ong sớm ổn định, để khi trời sáng, những chú ong thợ bay ra khỏi tổ định hướng, rồi đi tìm mật.

Đến với những người nuôi ong tôi mới cảm nhận rõ tất cả sự cần mẫn, chăm chỉ và nhẫn nại để  có được những giọt mật sóng sánh, vàng tươi. Người và ong như những cư dân du mục, đến rồi đi theo những mùa hoa.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
Tin nổi bật trang chủ
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 29 phút trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 2 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 6 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 6 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Môi trường sống - T.Hợp - 6 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 06/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.