Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những cuộc “mở đất” ở vùng cao xứ Nghệ

Việt Thắng - Lang Đình - 18:27, 27/08/2021

Thay vì đốt nương, làm rẫy, bà con ở vùng cao Nghệ An đã biết khai hoang “mở đất” để trồng lúa nước. Ông Vi Văn Tuyển ở bản Đôm 2, xã Châu Quang, huyện Quỳ Châu nói: “Nhà ta khai hoang được 1 ha ruộng nước, năng suất cao hơn hẳn làm rẫy. Giờ thì cả nhà không lo cái đói nữa đâu…”.


Mô hình trồng lúa Tẻ thơm đặc sản ở xã Na Loi (huyện Kỳ Sơn) trên diện tích ruộng lúa nước mới được khai hoang
Mô hình trồng lúa tẻ thơm đặc sản ở xã Na Loi (huyện Kỳ Sơn) trên diện tích ruộng lúa nước mới được khai hoang

Mở đất

Kỳ Sơn, một trong những huyện nghèo nhất nước. Tuy là địa phương có diện tích tự nhiên rộng thứ hai Nghệ An, nhưng đất đai bằng phẳng chỉ chiếm 1%, còn lại là đồi núi hiểm trở. Vì thế mà cái đói ở Kỳ Sơn có thể nói là “truyền đời”. Tập quán phát nương làm rẫy của bà con không những không đủ ăn, mà còn gây ra các vụ phá rừng rất đáng tiếc. 

Vì thế mà “phong trào” khai hoang ruộng nước được các cấp chính quyền chính thức phát động bằng Đề án “Khai hoang và xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất”. Chỉ trong vòng 8 năm, từ 190 ha lúa nước, đến nay Kỳ Sơn đã có hơn 1.000 ha đất sản xuất lúa nước. Điển hình của phong trào này thuộc về các xã Chiêu Lưu, Hữu Kiệm, Hữu Lập, Na Loi, Tà Cạ, Mỹ Lý, Mường Ải và Na Ngoi.

Tại huyện Quỳ Châu, phong trào khai hoang phục hóa cũng tích cực không kém, trong đó điển hình là xã Châu Phong. Cho đến nay, xã Châu Phong đã khai hoang được gần 60 ha đất sản xuất lúa nước, góp phần đẩy lùi đói nghèo cho xã. Riêng gia đình ông Vi Văn Tuyển ở bản Đôm 2 đã khai hoang được 1 ha, đứng đầu cả xã. 

Ông Tuyển phấn khởi: “Có phong trào khai hoang, nhà tôi đi đầu ngay. Giờ thì không phát nương làm rẫy nữa đâu, vì năng suất lúa nước cao hơn nhiều. Vả lại với 1 ha lúa nước thì không còn lo cái đói nữa”.

Đó là chưa kể đến các xã khác cũng có diện tích khai hoang lớn như Châu Bính, Châu Nga, Diễn Lãm…

Những thửa ruộng lúa nước đã được hình thành
Những thửa ruộng lúa nước đã được hình thành

Giảm nghèo

Bản Huổi Thum, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn là bản có 2 dân tộc Thái và Khơ Mú sinh sống. Nơi đây trước đó bà con chỉ quen với tập tục phá rừng đốt nương làm rẫy, diện tích lúa nước rất ít và cũng chỉ giao cấy được 1 vụ. 

Từ năm 2019 trở lại đây, tại bản Huổi Thum đã hình thành những thửa ruộng bậc thang, canh tác 2 vụ lúa nước. Đây được coi như một bước “chuyển mình” trong nhận thức của đồng bào. 

Đổi thay này có công rất lớn của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Na Ngoi. Đơn vị đã “đi đầu dậy trước”, khai hoang hơn 3.550 m2 làm mô hình cho bà con được “mắt thấy tai nghe”. Sau thành công của Đồn Biên phòng, bà con đã nô nức làm theo. Ông Bùi Văn Tuấn là người tiên phong “mở đất” ở Huồi Thum. Ngay vụ đầu tiên, gia đình ông đã thu hoạch được cả tấn lúa, vui đáo để. 

Ông chia sẻ: “Làm nương rẫy thì phải leo dốc, sản xuất dựa vào thiên nhiên, rất vất vả. Từ mấy năm nay, có sự hướng dẫn của Đồn Biên phòng, nhà ta đã biết khai hoang, làm ruộng nước. Nay thì hết nghèo rồi”.

Tại xã Na Loi, có trên 91ha đất ruộng được khai hoang, trong đó có đến 60ha được bà con nông dân xuống giống lúa tẻ thơm truyền thống - giống lúa đặc sản của huyện vùng cao Kỳ Sơn. Điểm nổi trội của giống lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao, dẻo, khi nấu có mùi thơm đặc trưng. Mặc dù năng suất chỉ đạt 3 - 3,5 tấn/ha, tuy nhiên, đây là loại gạo có giá bán rất cao, dao động khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg, tính ra mỗi ha trồng lúa tẻ thơm cho thu nhập vài chục triệu đồng. 

Gia đình ông Kha Văn Quang là một trong những hộ dân đang lưu giữ và gieo cấy giống lúa này. Ông cho biết: “Gia đình có hơn 1,5ha đất ruộng, trong đó hơn nửa diện tích được gieo cấy giống lúa tẻ thơm của địa phương, vừa để làm nguồn lương thực cho gia đình, vừa để lưu giữ nguồn giống lúa quý truyền thống này”.

Công cuộc khai hoang của bà con đã được thực hiện bằng cơ giới hóa
Công cuộc khai hoang của bà con đã được thực hiện bằng cơ giới hóa

Giống như ông Quang, ông Vi Văn Hồng ở bản Na Khướng, cũng dành một phần diện tích khai hoang để trồng lúa tẻ thơm. “Làm ruộng ở đây không cần phân bón nhiều, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đâu, nhất là với giống lúa tẻ thơm. Tuy năng suất của lúa tẻ thơm so với lúa khác hơi thấp, nhưng người dân xã ta vẫn duy trì sản xuất giống lúa này để bảo tồn giống. Và bù lại, giá bán loại gạo này rất cao”, ông Hồng cho biết.

Để bảo tồn và phát triển giống lúa quý này, từ vụ mùa năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã phối hợp với xã Na Loi triển khai mô hình cải tạo, khôi phục lại giống lúa tẻ thơm, lựa chọn được giống gốc, làm cơ sở phục vụ cho sản xuất đại trà.

Rất tâm huyết với đề án bảo tồn và phát triển giống lúa quý của quê nhà, bà Pịt Thị Hà, Chủ tịch UBND xã Na Loi, háo hức: “Ngoài việc cải tạo, khôi phục, tăng năng suất cho giống lúa này, xã đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu lúa tẻ thơm Na Loi để phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân”./.

Tin cùng chuyên mục
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 5 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 7 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 12 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 14 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

Thời sự - PV - 17 phút trước
Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024).
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 19 phút trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 24 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 18 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 18 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.