Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những điều còn mãi…!

Hà Hồng Phúc - 10:43, 10/12/2020

Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020, tại Thủ đô Hà Nội đã khép lại trong tình đoàn kết các dân tộc anh em. Để rồi, đến giờ phút chia tay lưu luyến, những khuôn mặt, ánh mắt, những vòng tay vừa mới kịp quen, nay lại hối hả trở về với nhịp sống của bản làng, phum sóc… mang theo quyết tâm lan tỏa xây dựng cuộc sống mới ấm no, giàu đẹp.

Các đại biểu vui mừng gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau trong ngày Hội lớn
Các đại biểu vui mừng gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau trong ngày Hội lớn

Lưu luyến phút chia tay

“2 ngày tham dự Đại hội trôi qua nhanh quá. Mới hôm trước gặp nhau, anh chị em tay bắt mặt mừng, dẫu lạ nhưng tựa như thân quen từ bao giờ. Nay đã phải chia tay, trong lòng ai cũng trào dâng cảm xúc thật bồi hồi, lưu luyến khó tả...”

Lời chia sẻ ấy của đại biểu Đặng Thị Pham, dân tộc Dao ở bản Là, xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng trong đêm mừng thành công Đại hội, có lẽ cũng là tâm trạng, cảm xúc chung của gần 1600 đại biểu – những người con tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc về Thủ đô dự Đại hội trong giờ phút chia tay.

Không xúc động sao được khi tình cảm mong chờ, mừng vui gặp gỡ dồn nén trong cuộc hạnh ngộ ngắn ngủi sau 10 năm chờ đợi. Xen lẫn những gương mặt mới hôm nay là những gương mặt của 10 năm trước, vẫn bừng lên quyết tâm như thuở ban đầu. Và 10 năm sau là cả một hành trình dài phía trước…

Ông Huỳnh Phến, dân tộc Hoa, 91 tuổi đến từ tỉnh Sóc Trăng - đại biểu cao tuổi nhất Đại hội xúc động: Tôi rất vinh dự và tự hào khi hai lần trong cuộc đời được về Thủ đô Hà Nội tham dự Đại hội của cộng đồng các DTTS Việt Nam. Được sống trong tình cảm thiêng liêng của cộng đồng 54 dân tộc anh em, tôi như được trở về chính ngôi nhà của mình. Những kỷ niệm, cảm xúc đẹp về các kỳ Đại hội sẽ luôn theo tôi, và có lẽ với tôi, đó là điều mãn nguyện nhất trong cuộc đời này.

Đại hội đã thành công rực rỡ đúng như mong đợi, nếu tiếc nuối, có chăng là bởi nỗi lo về covid vẫn lẩn khuất đây đó khiến đêm hội xòe mừng công không được diễn ra như dự kiến. Sự cảnh giác trước dịch bệnh là cần thiết, nên, dù vui mừng, hạnh phúc bao nhiêu, những vòng tay đành phải gác lại thay vào đó là ánh mắt, tiếng cười trao nhau… 

Cùng nhau thưởng thức âm nhạc và vũ điệu của các dân tộc anh em
Cùng nhau thưởng thức âm nhạc và vũ điệu của các dân tộc anh em

Thắm mãi tình đoàn kết

“Khi riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng là đại dương”, câu nói ấy của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 cũng chính là cảm xúc lắng đọng, lan tỏa sau ngày Hội lớn đối với hơn 14,2 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số trên cả nước hôm nay và tiếp nối trong cả những ngày mai sau…

Trong những ngày diễn ra Đại hội, còn khoảng cách nào trong không gian văn hóa đa sắc màu khi những bàn tay đã nắm lấy bàn tay? Khi tiếng đàn tính dìu dặt của đồng bào miền núi phía Bắc hoà với sự hân hoan của đàn tơ rưng nơi Tây Nguyên đại ngàn; khi tiếng Khèn quyện với tiếng chiêng, tiếng sáo ... 54 dân tộc anh em, quấn quýt keo sơn, như bản hoà tấu không thể thiếu thanh âm nào. Những thanh âm vừa rộn ràng, vừa sâu lắng của núi rừng ấy cũng chính là một phần biểu trưng cho sự hòa hợp, cho tình đoàn kết của các dân tộc.

“Anh em lâu ngày gặp lại nhưng tình cảm vẫn son sắt như xưa. Hội tụ tại nơi đây, chúng tôi được giao lưu, học hỏi với các dân tộc anh em, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, thoát nghèo… Tôi cũng hiểu rằng, ngoài sự tự hào, vinh dự, trách nhiệm của mình càng phải cao, phải nỗ lực vươn lên, đoàn kết để cùng nhau phát triển”, chị Lò Thị Vân, đại biểu đến từ Điện Biên chia sẻ.

Trong không gian của xúc cảm ấy, lời của Bác vẫn còn vang vọng trong tâm thức mọi người, càng thấm thía hơn trong giây phút sum họp này: “Cộng đồng các DTTS là một bộ phận không thể tách rời và là máu thịt của dân tộc Việt Nam”. Và, Đại hội lần này cũng diễn ra với chủ đề thấm đẫm tinh thần ấy: “Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”.

Vậy nên, không chỉ là khoảng cách 10 năm giữa hai kỳ Đại hội, mà xuyên suốt nhiều thập kỷ từ khi non sông vẹn toàn tới nay, vùng đồng bào DTTS và miền núi không ngừng có bước phát triển mới vượt bậc. Những thành tựu ấy là kết tinh tinh thần đoàn kết của cộng đồng các DTTS. Đó chính là cội nguồn sức mạnh của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 

Các đại biểu xem triển lãm ảnh bên lề Đại hội
Các đại biểu xem triển lãm ảnh bên lề Đại hội

Lan tỏa quyết tâm…

Tinh thần đại đoàn kết chính là truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh của dân tộc đã được bao thế hệ cha anh bền bỉ xây dựng, vun đắp bằng sự hy sinh, bằng ý chí, sức mạnh và niềm tin của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Với tinh thần ấy, Quyết tâm thư của Đại hội gửi tới Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chính là ý nguyện muôn người như một.

Để rồi, ngày mai đây, sau ngày Hội lớn, gần 1600 đại biểu ưu tú của 54 dân tộc anh em, đến từ mọi miền của đất nước khi trở về trên khắp các bản làng, phum sóc… sẽ lan tỏa tinh thần Đại đoàn kết ấy, truyền cảm hứng, kết nối đồng bào các DTTS đồng lòng chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển cường thịnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đó cũng là ý nguyện, là tiếng nói của hơn 14,2 triệu đồng bào DTTS, chúng ta xiết chặt tay nhau, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, quyết tâm thực hiện thật tốt lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Chúng ta phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”… 

Các Đại biểu thăm quan gian trưng bày văn hóa các dân tộc
Các Đại biểu tham quan gian trưng bày văn hóa các dân tộc


Các đại biểu thể hiện ý chí muôn người như một tại hội trường Đại hội
Các đại biểu thể hiện ý chí muôn người như một tại hội trường Đại hội


Tin cùng chuyên mục
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 7 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 14 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!