Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những lớp học vá víu ở Phia Khăm

Phạm Việt Thắng - 09:55, 18/05/2021

Phia Khăm là tên của ngọn núi cao nhất mà người Khơ Mú chọn để lập bản ở xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An. Ở đây có điểm trường Phia Khăm 1, thuộc Trường Tiểu học PTDT bán trú Bắc Lý 1, nơi hai giáo viên "cắm bản" đang vượt qua muôn vàn khó khăn để giúp các em bám lớp, bám trường.

Dẫu khó khăn đến đâu cô giáo Hằng vẫn miệt mãi uốn nắn học sinh
Dẫu khó khăn đến đâu cô giáo Hằng vẫn miệt mài uốn nắn từng nét chữ cho học sinh

Cõng em đến lớp

Những chiếc xe máy, phải gọi là xe thồ, liên tục được cài số 1, nhả khói đen mù mịt. Con đường dốc dựng đứng, lại lởm chởm những đá là đá. 

Khục.. khục…khục…Chiếc xe 125 phân khối dở chứng rồi dừng hẳn. Lúc này tôi mới hiểu, tại sao thầy Hiệu trưởng Doãn Chí Trung lại bố trí đến 3 xe máy lên đỉnh Phia Khăm, trong lúc chúng tôi chỉ có 2 người. 

“Ít khi lên điểm trường này mà xe không gặp sự cố”, thầy Nguyễn Viết Hoà, một trong những người thồ chúng tôi lên Phia Khăm, giải thích.

Tôi nhẹ cả người khi vòng quay cuối cùng của chiếc xe dừng lại trong khuôn viên điểm trường Phia Khăm 1. Không thể tin nổi, cả dãy lớp học đã nghiêng hẳn theo hướng Đông – Tây. Thầy Hoà lại phải giải thích: Gió ở đây mạnh lắm, có những cơn lốc rất kinh khủng.

Đón chúng tôi là vợ chồng thầy giáo Phan Văn Khanh và cô giáo Nguyễn Thị Thuý Hằng. Thầy Khanh phụ trách khối lớp 2, còn cô Hằng dạy lớp 1. Có khách, các cháu tỏ ra rụt rè, khép nép. 

Những đứa trẻ dù được xúng xính trong những bộ quần áo đồng phục của nhà trường, nhưng gương mặt thì vẫn toát lên vẻ khó nhọc. Mới hay, gia cảnh các cháu đều rất nghèo khó. 

Khi mùa đông đến, học sinh ốm nhiều, thường là cảm sốt và đau bụng. Chúng em lại phải dành một phần tiền lương để mua nhiều thuốc thang, phòng khi học sinh ốm đau thì chia sẻ cho các cháu.

Cô Nguyễn Thị Thúy Hằng

Cô Hằng tâm sự, cháu nào có bố mẹ đi làm công nhân ở miền Nam thì còn đỡ tí chút về kinh tế, nhưng lại thiếu sự quan tâm; còn nữa thì phải nói là vô cùng khó khăn. Cũng theo cô Hằng, mùa hè còn đỡ, mùa đông đến, nhiều cháu ngồi học mà cứ run cầm cập vì rét.

Cuối dãy là lớp 2E, do thầy Khanh phụ trách. Cũng chẳng khá hơn các cháu lớp 1 là bao. Những gương mặt ngơ ngác, những bàn chân sần sùi… của các cô cậu đủ để nói lên nỗi vất vả, thiếu thốn đủ bề. 

Tôi đã từng nghe kể, các cháu đi học còn kiêm cả việc trông em, nhưng hôm nay mới tận mặt chứng kiến. Thầy Khanh e ngại, nói: Hôm qua có những 6/11 cháu cõng em đến lớp, tôi động viên mãi nên hôm nay chỉ còn một cặp chị em nữa. 

Tôi không thể cầm lòng khi quan sát cháu Cụt Thị Nhi, vừa chép bài, thỉnh thoảng lại phải dừng lại để vỗ về em ngủ. Nhi rơm rớm: “Bố mẹ cháu đi làm công nhân xa nhà, hôm nay ông bà đi rẫy không có ai trông em nên cháu phải cõng em đến lớp”. 

Thầy Khanh nén tiếng thở dài, nửa đùa nửa thật: “Ngoài dạy lớp 2, tôi còn kiêm luôn hiệu trưởng mầm non. Có những hôm, em bé khóc nhiều quá, phải ngừng dạy để dỗ dành, chẳng khác gì cô nuôi dạy trẻ. Nhưng biết làm sao được, nếu cấm các cháu cõng em đến lớp thì chúng sẽ nghỉ học”.

Bố mẹ đi làm ăn xa, ông bà lên rẫy, Cụt Thị Nhi phải cõng em đến lớp
Bố mẹ đi làm ăn xa, ông bà lên rẫy, Cụt Thị Nhi phải cõng em đến lớp

Cô Hằng lấy vạt áo lau vội những giọt nước mắt đang lăn trên gò má, giọng lạc đi: “Các con em được gửi về xuôi, nhờ ông bà nội nuôi, tuy thiếu thốn tình cảm bố mẹ nhưng cũng còn gấp vạn lần các cháu ở đây. Vì thế mà vợ chồng em đã cố gắng hết sức trong khả năng có thể để giúp đỡ chúng. Mỗi lần về quê, chúng em lại quyên góp quần áo cũ, sách vở để mang lên".

Những lớp học... chờ sập

Tôi dán mắt vào những thanh xà nhà đã bị mối mọt ăn rỗng ruột. Vỗ nhẹ vào thân cột, một lớp mùn gỗ mục nát rơi tung toé, bay đầy mặt. Tôi buột miệng: Sập bất cứ lúc nào. 

Thầy Khanh tâm sự, biết là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng tôi cũng lực bất tòng tâm, chỉ làm được mỗi việc là hè đến lại vào rừng chặt cây về chằng chống thôi. Rồi vợ chồng thầy dẫn chúng tôi đi kiểm tra mấy cây cột chống vừa mới được gia cố hồi đầu năm học.

Các thầy cô chỉ biết chằng chống tạm bợ để trường khỏi sập, đảm bảo tính mạng cho học sinh.
Các thầy cô chỉ biết chằng chống tạm bợ để trường khỏi sập, đảm bảo tính mạng cho học sinh.

“Điểm trường này được xây dựng vào năm 2000, nhưng vì chất lượng gỗ không tốt, cộng với lâu ngày và các tác động khác nên nó đã xuống cấp nghiêm trọng”, thầy Khanh cho biết.

Đỡ lời chồng, cô Hằng cung cấp thêm một nguyên nhân nữa là ở đây gió kinh khủng, nhất là lốc và sét. Người ở đây có câu ca: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Bắc Lý”. 

"Ruồi vàng thì em chưa thấy nhưng bọ chó thì nhiều lắm, chớm đông là nó sinh sôi, hết khổ. Nhưng vẫn chưa sợ bằng gió, gió rít, giật từng cơn trên đầu đến kinh hãi. Việc cô trò chui xuống gầm bàn mỗi khi gió lớn là chuyện thường xuyên ở đây. Có cây lớn sau nhà, hết bị gió bẻ gãy cành rồi đến sét đánh cháy ngọn…”, cô Hằng nói.

Đoạn cô chỉ vào vách nhà mà rằng, mùa đông thì gió lùa, mùa mưa thì ướt sũng, chúng em phải đi mua bạt về thưng, nói đúng hơn là bọc phòng học để giữ chân học trò. Và ngay cả phòng ở của vợ chồng thầy Khanh, cô Hằng cũng đâu có khá hơn tẹo nào. Xà nhà, cột, kèo… như những chiếc bẫy chực sập xuống. 

Thầy Khanh kể, được công đoàn nhà trường phát động lợp mái tôn, nhưng vì nhà yếu, tôn lại nặng nên rất sợ bị sập. Vả lại, gió mạnh quá, mái bị tốc nên vợ chồng thầy đã phải đóng lại đinh đến lần thứ 3. 

Thầy Khanh chùng giọng, có những đêm đang ngủ thì gió rít, một số đinh bắn mái tôn bị bung, vợ tôi sợ quá, chui tọt xuống gầm giường. Cô Hằng thẹn thùng, mắng yêu chồng: “Chuyện đó mà cũng kể”.

Rồi chuyện nước sinh hoạt cũng không kém phần khó nhọc. Bản Phia Khăm cũng được đầu tư một bể nước tự chảy, ngặt là nguồn nước yếu quá nên cứ ri rí. “Trừ những ngày mưa, còn nữa thì ngày nào cũng như ngày nào, tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng để đi hứng nước. Nhưng bữa nhiều lắm cũng chỉ được 3 can mà thôi. Còn điện thì không dám mơ đến”, thầy Khanh chia sẻ.

Chúng tôi mang nỗi niềm lo âu xuống núi, bày tỏ cùng thầy Hiệu trưởng Doãn Chí Trung. Thầy Trung thở dài, nhà trường biết hết, hiểu hết, nhất là sự an nguy của học trò; nhưng ngoài việc phát động các thầy cô giáo giúp đỡ, vào rừng chặt cây chằng chống tạm bợ thì chúng tôi cũng không làm được gì hơn. 

Thầy bật dậy, kéo tay tôi đi về phía dãy nhà học bằng gỗ. Đúng là ngay cả điểm trường chính cũng đang có đến 5 phòng học xuống cấp nghiêm trọng. Bên trong các lớp được bọc bằng bạt, còn phía ngoài thì vá víu bằng những tấm ván mỏng như lá lúa.

“Đành phải chờ cấp trên quan tâm”, lời thầy Trung cứ văng vẳng bên tai tôi cả quãng đường về.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17 phút trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 3 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 3 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Cảnh báo mưa dông, lốc, mưa đá và gió giật mạnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Môi trường sống - T.Hợp - 3 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 06/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 90mm.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 4 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.