Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nghi lễ tôn giáo độc đáo của người Chăm Ninh Thuận

Ngân Anh (T/h) - 10:17, 20/06/2021

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-la- môn ở Ninh Thuận có nền văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc. Hiện nay, cộng đồng người Chăm vẫn bảo tồn, lưu giữ nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống độc đáo, trong đó có Lễ Pok Tapah và lễ Puis.

Các nghi lễ Pok Tapah kể lại hành trình của một người tu hành Bà-la-môn. Ảnh: Tuệ Tri
Các nghi lễ Pok Tapah kể lại hành trình của một người tu hành Bà-la-môn. Ảnh: Tuệ Tri

Lễ Pok Tapah- Lễ tôn chức Phó Cả sư

Lễ Pok Tapah là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.

Theo ông Inrasara, người được ví là “thư viện sống” về văn hóa Chăm, lễ Pok Tapah thường diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên gồm các phần việc chuẩn bị như: dựng nhà lễ, đo rạp, cúng rạp (vật tế chính gồm 1 con heo và 1 con dê). Vào ngày thứ hai (khai lễ), mọi người sẽ trang trí nhà lễ, đưa y phục của Ong Don Muk Don vào nhà lễ và chuẩn bị 2 cây nến to. Dưới sự điều hành của Bà Đơm, nghi lễ diễn ra vào buổi chiều với nghi thức tẩy uế và nhận nước thánh. Sang ngày thứ ba (ngày quạt), nhà trang điểm (Sang Uơk) và nhà điện (Sang Xăm) mới được dựng lên. Lễ khai trương nhà trang điểm, nhà điện kết thúc, nghi thức tẩy uế lại được thực hiện như ngày thứ hai… Sau đó, tu sĩ Bà-la-môn, được tôn chức chính thức trở thành một Tapah và sang nhà Gru Arieng làm lễ lạy tạ Thầy (Talabat Gru).

Đối với các chức sắc Chăm, lễ tôn chức Pok Tapah là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện con đường hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo. Ảnh: Tuệ Tri
Đối với các chức sắc Chăm, lễ tôn chức Pok Tapah là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện con đường hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo. Ảnh: Tuệ Tri
Bà Đơm chủ trì các nghi thức cúng nhà lễ (Cah Mau) vào buổi chiều của ngày thứ hai trong lễ Pok Tapah. Ảnh: Tuệ Tri
Bà Đơm chủ trì các nghi thức cúng nhà lễ (Cah Mau) vào buổi chiều của ngày thứ hai trong lễ Pok Tapah. Ảnh: Tuệ Tri
Đến ngày cuối, tu sĩ Bà-la-môn được đặt trên con ngựa (Athaih) trước nhà lễ . Ảnh: Tuệ Tri
Đến ngày cuối, tu sĩ Bà-la-môn được đặt trên con ngựa (Athaih) trước nhà lễ . Ảnh: Tuệ Tri

Trải qua năm tháng cùng sự hội nhập văn hóa nhưng lễ tôn chức Pok Tapah đến nay vẫn giữ được những nét độc đáo, mang đậm bản sắc của người Chăm Bà-la-môn ở Ninh Thuận.

 Lễ Puis- Lễ tế thần linh

Trong hệ thống lễ hội Chăm lễ Puis, lễ Payak là loại lễ nghi của tộc họ cúng để trả lễ và thết đãi thần linh (Jiư muk key) - cụ thể là lễ tế thần Po Rame. Lễ này thường được tổ chức theo định kỳ 1 năm, 2 năm hoặc 7 năm một lần khi tộc họ làm ăn được mùa, phát đạt con cháu sum họp.

Lễ Puis được tổ chức phổ biến trong tộc họ thuộc các làng thờ tháp Po Rame như Hậu sanh, Mỹ Nghiệp, Vĩnh Thuận, Vụ Bổn, Hiếu Thiện (Ninh Thuận)… Còn các tộc họ khác thờ cúng thuộc khu vực tháp Po Klaung Garai (Đô Vinh – Ninh Thuận) thì làm lễ cúng Payak.

 Những nghi lễ tôn giáo độc đáo của người Chăm Ninh Thuận 4
Ành minh họa)

Khi đến một chu kỳ cúng lễ Puis của tộc họ thì trưởng tộc họ (akauk gơp) có nhiệm vụ đi thông báo đến các thành viên tộc họ và góp tiền của để thực hiện lễ cúng. Khi đã đủ điều kiện về vật chất và tài chính thì ông trưởng tộc đem lễ vật (trầu, rượu) đến nhà thầy Kadhar Gru – thầy tế lễ Puis để xem ngày lành tháng tốt cúng lễ. Thông thường thì lễ Puis thực hiện được bất cứ tháng nào trong năm và phải là ngày chẵn trong tháng 3, 4, 5, trừ tháng 11 và 12 vì hai tháng này người Chăm thường cử hành lễ đăng quan, tiến chức cho các vị vua chúa cho nên phải kiêng cữ.

Sau khi được thầy Kadhar ấn định ngày tháng tổ chức lễ thì lễ Puis được diễn ra trong một nhà lễ (Kajang). Trong lễ Puis có hai loại: Loại nhà lễ không có lợp mái và nhà lễ lợp mái. Tuỳ theo tộc họ có tục cúng nhà lễ nào thì dựng theo nhà lễ kiểu ấy. Ở hai nhà lễ này mặc dù hình thức khác nhau nhưng nội dung hành lễ, lễ vật hiến tế đều giống nhau. Ở bài viết này chỉ khảo tả lại lễ Puis có hình thức nhà lễ một mái.

Trong ngày làm lễ, từ sáng sớm, tộc họ tập trung đông đủ tại nhà được tổ chức lễ. Phụ nữ được phân công nhau chuẩn bị lễ vật như gói bánh, trầu cau, bánh trái… Còn đàn ông thì làm heo, gà… và dựng nhà lễ. Nhà lễ diện tích chỉ khoảng 20 m2, làm bằng tre, mái thì lợp tranh hoặc tấm bạt và mở một lối ra vào ở hướng đông – tây.

Lễ vật cúng lễ Puis bao gồm:

1 bộ y phục đàn ông (1 cái váy trắng, 1 dây thắt lưng, 1 cái áo sah, 1 cái khăn đội đầu) và 1 bộ trang phục đàn bà (1 cái váy trắng, 1 dây thắt lưng, 1 cái áo, 1 cái khăn đội đầu). Hai bộ trang phục này được treo lên trước bàn tổ trong nhà lễ (Kajang).

Ngoài trang phục lễ, lễ vật dâng cúng còn có cơm canh, rượu trứng, cá khô, bánh chakun (bánh hấp bằng bột gạo), cơm rượu (tapai thanh) và 3 chén rượu cần (ia tapay) và hoa quả…

Tất cả những lễ vật được sắp xếp theo mâm lễ. Tùy theo lễ cúng vị thần nào mà mâm lễ vật được xếp trên mâm 5 tầng, 7 tầng, 8 tầng hoặc 9 tầng. Mỗi tầng lễ vật được sắp xếp xen kẽ nhau bao gồm: bánh tét, bánh chakun, bánh tráng, cá khô, chuối… Tổng cộng tất cả 16 mâm lễ, trong đó hai mâm xếp 9 tầng, 2 mâm xếp 7 tầng, 4 mâm xếp 8 tầng, 3 mâm xếp 5 tầng và với 5 mâm cơm (cơm, canh, cá khô, thịt gà luộc…) Tất cả mâm lễ vật được đặt hai bàn tổ chính bên trong nhà lễ.

Ngoài những mâm lễ như trên thì ở chính giữa nhà lễ còn có bàn tổ của Muk Pajau (bà bóng) – bàn tổ chính của nhà lễ. Ở bàn tổ này có đặt một mâm trầu (thôn hala), 1 khay trầu le, khay rượu, gạo lễ tô nước lã và chén lửa đốt trầm. Ở bên trái bàn tổ bà bóng còn có bàn tổ thầy kéo đàn rabap và bàn tổ của chủ nhà (Po sang). Ở hai bàn tổ này, mỗi bàn có đặt một khay trầu, khay rượu, bình trà, chén lửa đốt trầm.

Lễ Puis do thầy kéo đàn rabap (Kadhar) và bà bóng (Muk pajau) là chủ tế lễ chính. Sau khi vật đã chuẩn bị xong thì trong buổi sáng hôm đó chủ nhà đem lễ vật trầu rượu đến làm lễ đón rước đàn Rabap và gạo lễ - vật tổ của thầy Kadhar và Muk pajau. Sau đó lễ được tiến hành, bà bóng khấn vái mời thần linh, tổ tiên trong nhà trình lễ. Sau đó là làm lễ cúng cá khô và cúng 5 mâm cơm.

Sau lễ cúng các vị thần tổ tiên trong nhà, thầy Kadhar và Muk pajau bắt đầu cúng mời đãi các vị thần linh sau: Thần Siva (Po Ginôr mưtri), Thần trong nhà (Yang di sang), Thần mẹ xứ sở (Po Inư Nưgar taha), Thần mẹ xứ sở Hamu Mưrâu (Po Inư Nưgar hamu Mưrâu), Thần mẹ xứ sở Hamu Ram (po Inư Nưgar Hamu Ram), Quan văn (Po Par)…

Mỗi vị thần trên khi được mời về dự thầy Kadhar kéo đàn rabap hát bài thánh ca, ca ngợi công lao tiểu sử của các vị thần. Trong lúc thầy Kadhar hát bài thánh ca thì bà bóng (Muk pajau) rót rượu cầu khấn và dâng lễ vật. Bà con dự lễ cũng cầu khấn cho các vị thần linh vui lòng hưởng lễ vật của tộc họ dâng cúng mà phù hộ độ trì cho tộc họ. Nghi thức hành lễ cúng thần linh và nội dung hát ở lễ Puis này tương tự như nghi lễ cầu cúng ở các lễ liên quan đến đền tháp Chăm như lễ mở cửa tháp, lễ hội Katê…

Tiếp theo lễ đãi thần linh thì bà bóng còn múa dâng lễ. Múa dâng lễ chỉ được thực hiện ở phần tế lễ đãi thần Siva (Po Ginôr Mưtri), Po Inư Nưgar, Po Rame. Nghi thức múa cúng lễ 3 vị thần vừa nêu trên đều như nhau. Thầy Kadhar kéo đàn rabap hát mời, bà bóng múa và dâng lễ vật mỗi vị thần một khay trầu và một ché rượu cần. Chỉ có múa dâng lễ ở vị thần mẹ xứ sở thì bà bóng còn có tục múa dâng gạo, lúa bằng động tác múa đi xung quanh 3 mũng gạo và múa đạp vào đống lúa đổ sẵn trên chiếu lễ ở bàn tổ. Nghi thức múa lễ này người Chăm còn gọi là “múa đạp lúa”. Lễ múa này người Chăm nhằm tưởng nhớ vị thần mẹ Po Inư Nưgar – Nữ thần hiện thân cho mẹ lúa, hồn lúa và họ cầu mong cho được mùa màng, đời sống ấm no, sung túc.

Những điệu múa hát theo lễ như trên được hòa vào tiếng đàn rabap, trống baranưng, chiêng, nhạc gõ bằng gỗ (người Chăm gọi là tăm gek). Tất cả những lời ca điệu múa ấy mang một âm hưởng trầm hùng cùng với tiếng vỗ tay nhiệt thành của những người tham gia lễ tạo nên một nhạc lễ riêng biệt đặc sắc của lễ Puis, Payak mà người Chăm gọi nhạc lễ này là điệu nhạc “Chiêng jăp”

Sau lễ múa hát kết thúc thì người Chăm tổ chức lễ tiễn đưa các vị thần hưởng lễ về thiên giới. Lễ này ông thầy kéo đàn rabap và bà bóng cúng tâu trình với các thần linh là lễ tế đãi thần của tộc họ đến đây kết thúc. Bà bóng ngồi rót rượu, tay cầm những hạt lúa nổ (kaman) rải khắp bàn tổ trong nhà lễ rồi rót rượu xuống đất miệng cầu khấn: Nghi lễ cúng thần đã kết thúc, cầu mong các vị thần trong đền tháp (yang bimôn kalan), các vị thần trong nhà (yang di sang) và tổ tiên… phù hộ độ trì cho tộc họ sức khỏe, được mùa, đoàn kết sum họp, thương yêu lẫn nhau… Sau lời khấn thì nghi lễ chấm dứt. Nhà lễ lập tức được dỡ bỏ, nghi lễ tế thần linh – Puis kết thúc trong ngày.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 2 phút trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 4 phút trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 6 phút trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 phút trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 11 phút trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 15 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 18 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 20 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 22 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 27 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.