Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “ngôi nhà 28” ở vùng cao xứ Huế

Minh Ngọc - 08:52, 04/01/2023

Những hộ gia đình được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hay những căn nhà được xây dựng từ nguồn hỗ trợ vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã mở ra cơ hội mới giúp đồng bào DTTS ở các huyện miền núi A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) có cơ hội an cư, thoát nghèo.

Những căn nhà đầu tiên tại huyện Nam Đông được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã được khởi công xây dựng.
Những căn nhà đầu tiên tại huyện Nam Đông được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã được khởi công xây dựng.

Từ chính sách đến cuộc sống

Thống kê cho thấy, huyện Nam Đông còn có 209 hộ thiếu nhà ở, 25 hộ thiếu đất ở, 367 hộ thiếu đất sản xuất, 255 hộ thiếu nước sinh hoạt. Tại huyện miền núi A Lưới, theo báo cáo rà soát năm 2022, toàn huyện có 1.775 hộ thiếu nhà ở, 1.798 hộ thiếu đất ở, 3.805 hộ thiếu đất sản xuất, 1.292 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021- 2025” (NĐ28) được thực hiện tại miền núi A Lưới và Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đang giúp người dân vùng cao phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.

Mới đây, 2 huyện vùng cao A Lưới và Nam Đông đã xây dựng Đề án hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện A Lưới đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đây là một trong những nội dung thuộc Dự án 1 và Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030.

Nhờ nguồn vốn từ Nghị định 28, nhiều hộ dân đồng bào DTTS tại A Lưới và Nam Đông nỗ lực vươn lên làm chủ kinh tế, giảm nghèo bền vững. Điển hình như bà Trần Thị Đơn (thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới) từ một hộ nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã vươn lên trở thành một điển hình tiên tiến trong sản xuất. Gia đình bà Đơn có 3 người con đang tuổi ăn tuổi học, nhưng hai vợ chồng bà lại không có việc làm ổn định. Chồng làm thuê, bà Đơn ở nhà quanh quẩn với mảnh vườn.

Bà Trần Thị Đơn (huyện A Lưới) từ một hộ nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành một điển hình tiên tiến.
Bà Trần Thị Đơn (huyện A Lưới) từ một hộ nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế

Khi đăng ký tham gia và được kết nạp làm hội viên của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Diên Mai, bà Đơn được bình xét vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới để trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò. Với nguồn vốn vay ưu đãi, bà đầu tư mua trâu, bò giống, sau những lứa đầu tiên được xuất chuồng, bà có vốn đầu tư phát triển thêm 1ha rừng. Hiện, gia đình bà đã duy trì được tổng đàn trâu, bò với 19 con và 2ha rừng, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Nhờ sản xuất, chăn nuôi hiệu quả mà gia đình bà Đơn đã xây dựng được căn nhà khang trang với tổng số tiền hơn 240 triệu đồng. Ngoài ra, với nguồn hỗ trợ từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, bà Đơn đã đầu tư thêm hệ thống nước sạch và xây nhà vệ sinh bảo đảm sạch sẽ.

Ông Hà Văn Trung - Phó Giám đốc NHCSXH huyện A Lưới cho biết, theo Quyết định phân bổ vốn năm 2022, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho NHCSXH huyện Nam Đông 5 tỷ đồng phục vụ cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP. NHCSXH huyện đã phối hợp với Phòng Dân tộc và Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành kiểm tra, thẩm định và tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt danh sách 129 hộ đủ điều kiện vay vốn. Đến nay, đã hoàn thành hồ sơ thủ tục và giải ngân vốn vay cho 51 hộ nghèo là người DTTS.

Cán bộ NHCSXH xuống tận cơ sở để tìm hiểu, giúp đỡ bà con theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP.
Cán bộ NHCSXH xuống tận cơ sở để tìm hiểu, giúp đỡ bà con theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP.

Còn tại huyện Nam Đông, ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, do điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao. Hiện tại, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị và chính quyền cấp xã, thị trấn huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Các đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS chưa có nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Huyện cũng kịp thời bố trí các nguồn lực từ xã hội hóa để ưu tiên hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, tránh bỏ sót những hộ thật sự khó khăn.

Những ngôi nhà mơ ước

Ở các huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới có nhiều “ngôi nhà 28” khang trang được xây dựng nhờ vào vốn vay theo Nghị định 28 của Chính phủ. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Quách (ở thôn A Tia 2, xã Hồng Kim, huyện A Lưới). Từ nhiều năm qua, gia đình ông Quách thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất. Nguồn thu nhập chính từ việc làm ruộng, chăn nuôi nên ông không dám nghĩ tới việc xây dựng được một căn nhà vững chắc để ở. Được hỗ trợ vốn vay từ NHCSXH huyện A Lưới, sau hơn một tháng khởi công, ngôi nhà của ông Quách đang được hoàn thiện, đem lại niềm vui cho gia đình.

NHCSXH huyện A Lưới đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP cho bà con.
NHCSXH huyện A Lưới đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP cho bà con.

Ông Quách chia sẻ: “Gia đình tôi rất khó khăn, phải sống trong căn nhà lá lụp xụp, cứ mưa xuống là bị dột, không có chỗ để ngủ. Năm 2022, được chính quyền các cấp cùng NHCSXH quan tâm, hỗ trợ vốn vay 40 triệu đồng để dựng nhà mới, bây giờ gia đình tôi đã yên tâm rồi. Năm nay, gia đình tôi được đón Tết trong ngôi nhà mới, vui hơn những năm trước”.

Tương tự, ông Hồ Văn Ngâu là 1 trong 51 hộ nghèo người dân tộc Cơ Tu được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28. Được sự hỗ trợ của chính quyền và NHCSXH, ông Ngâu được vay 40 triệu đồng với lãi suất 3%/năm, cộng với nguồn vốn tích cóp của gia đình, sự giúp đỡ của người thân, ông đã xây lại căn nhà với tổng kinh phí khoảng 130 triệu đồng. Dự kiến ngôi nhà sẽ đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2023.

Người dân đến NHCSXH huyện giao dịch giải ngân vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị định 28
Người dân đến NHCSXH huyện giao dịch giải ngân vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị định 28

Chị Phan Thị Ton - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thôn Cha Ke, xã Thượng Long, huyện Nam Đông dẫn chúng tôi tới thăm một số hộ trong thôn được vay vốn theo Nghị định 28 để xây dựng nhà ở. Chị Phan Thị Ton cho biết, trong năm 2022, thôn Cha Ke có 9 hộ được vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó tổ của chị Ton hỗ trợ giải ngân cho 4 hộ. Hiện, phần lớn các hộ được vay vốn ưu đãi đều đã khởi công xây dựng nhà ở.

Có thể khẳng định, từ nguồn hỗ trợ vốn vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã giúp đồng bào các DTTS ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới có nhà mới để “an cư lạc nghiệp”,vươn lên thoát nghèo.

Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 13 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 13 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.