Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những ngôi nhà rông của người Ba Na ở Kông Chro

Hoàng Minh - Thùy Dung - 09:05, 05/11/2023

Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn.

Những mái nhà rông vững chãi là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na, làm "điểm tựa" tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng
Những mái nhà rông vững chãi là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na, làm "điểm tựa" tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng

Nằm bề thế, vững chãi giữa trung tâm làng, nhà rông Plei Byang, thị trấn Kông Chro có chiều dài gần 20m, rộng 7m. Ngoài ra, còn có cầu thang chính giữa và cầu thang 2 bên giúp lên xuống thuận lợi. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà lên đến 400 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà rông trong làng, ông Đinh Bri (61 tuổi, trú tổ dân phố Plei Byang, thị trấn Kông Chro, Kông Chro, Gia Lai) là một trong những người xây dựng nhà rông Plei Byang kể: Theo quan niệm của người Ba Na thời xưa, làng nào không có nhà rông là làng đàn bà. Việc lập làng luôn đi đôi với dựng nhà rông. Đây là nơi diễn ra mọi sinh hoạt cộng đồng như thực hiện các nghi lễ, tổ chức các lễ hội lớn trong năm.

“Nhà rông Plei Byang được dựng từ lâu lắm rồi, khi ấy tôi còn là thanh niên, vẫn còn sức để cùng mọi người đẽo, tạc các bức tượng trang trí, phụ giúp lợp mái tranh cho nhà rông. Lúc dựng nhà rông, tất cả người dân trong làng tới phụ giúp nhau. Trong buổi đó, đàn ông thì đan, tạc tượng, còn phụ nữ thì hồ hởi giã gạo, nấu ăn…tạo nên không khí nhộn nhịp, đầm ấm ở làng nghèo”, ông Bri tự hào nói.

Nhà rông của người Ba Na thường cao vút, đồ sộ và bề thế, nhưng thanh thoát. Hình dáng lạ mắt tạo nên ấn tượng về sự hoành tráng và vẻ đẹp đặc trưng của nhà rông. Nhà rông ở Plei Hle Ktu (thị trấn Kông Chro) cũng vậy. Nhà rông cao vút được bố trí bên ngoài bằng những bức tượng gỗ, hình thù độc lạ và các cột trụ, miếng ván lót sàn đã lên màu đen bóng của thời gian. 

Nhà rông Plei Hle Ktu có thân to ngang đường bệ, mái thấp, thâm trầm với 2 màu chủ đạo đen, trắng. Với vật liệu thi công đều là gỗ, mây, tranh, tre nứa…. Nhà rông mang vẻ đẹp mộc mạc khiến cho người nhìn như được ngắm tấm thổ cẩm khổng lồ vừa được dệt xong rồi căng dây phơi trên khoảnh đất bằng phẳng trên nền trời xanh ngát.

Điều đặc biệt ở nhà rông Plei Hle Ktu đó là những cột trụ được chạm khắc, đục đẽo tinh xảo. Xung quanh và bên trong nhà rông, chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ. Nhà rông được dựng nên hoàn toàn từ trí nhớ, trí tưởng tượng, sự căn chỉnh chính xác tuyệt đối mang tính kinh nghiệm và năng khiếu của một số ít người trong cộng đồng làng.

Xung quanh và bên trong nhà rông, chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ
Xung quanh và bên trong nhà rông được trang trí những chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ

Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của cộng đồng làng, nơi dân làng tụ họp chuyện trò, tổ chức ca hát; tổ chức lễ hội tưng bừng hay tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng.

Người Ba Na tại huyện Kông Chro chiếm khoảng 75% dân số, sinh sống ở 74 thôn, làng. Hầu hết các ngôi làng Ba Na đều có nhà rông. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 105 ngôi nhà rông truyền thống. Đây là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng, biểu tượng văn hóa của người dân Ba Na. Trong đó, nhiều ngôi làng sở hữu từ 2 đến 3 nhà rông. Nhà rông sử dụng lâu thì cũng phải xuống cấp. Mỗi lần thấy có chỗ nào hư hỏng, dân làng đều kêu gọi nhau đóng góp công sức, của cải để tu sửa.

Năm 2018, vì nhà rông đã xuống cấp, người dân làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) đã chung tay đóng góp hơn 1 tỷ đồng đầu tư làm nhà rông vững chãi. Ngôi nhà có tổng diện tích hơn 100 m2, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 1.000 m2, phía trước có khoảng sân rộng, cây xanh bóng mát.

Theo anh Đinh Chiêng, trước đây, gỗ, tranh, nứa là nguyên liệu chính để dựng nhà rông. Hiện nay, dân làng thống nhất sử dụng nguyên liệu hiện đại kết hợp nguyên liệu tự nhiên.

“Hiện nay, nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên ngôi nhà rông những năm gần đây đều được dựng thêm khung sắt để giúp thêm vững chắc. Ngoài là nơi sinh hoạt cộng đồng, nhà rông còn là nơi trưng bày những thành tích của làng đạt được trong mọi hoạt động như thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, hội thi văn hóa, văn nghệ...”, anh Đinh Chiêng chia sẻ.

Vì nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên ngôi nhà rông những năm gần đây đều được dựng thêm khung, mái sắt để giúp thêm vững chắc
Vì nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên những năm gần đây, ngôi nhà rông được lợp mái tôn, khung sắt

Còn nhà rông làng Tờ Nùng - Măng (xã Ya Ma) được hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa trung tâm làng, có chiều dài gần 20 m, rộng 7m; cầu thang 2 bên giúp lên xuống thuận lợi. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà lên đến 400 triệu đồng.

Ông Đinh Et cho biết: “Nhà rông cũ chật hẹp, sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. Sau khi họp bàn, dân làng thống nhất đóng góp 1 triệu đồng/khẩu và cùng tham gia với hàng chục ngày công cùng bà con dựng nhà rông”.

Tường của nhà rông được đan thủ công từ tre, nứa như một tấm thổ căng dây phơi giữa trời bầu trời xanh ngát
Tường của nhà rông được đan thủ công từ tre, nứa

Những năm qua, cùng với việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, huyện Kông Chro luôn chú trọng thực hiện giữ gìn các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS. Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Kông Chro, cho biết: Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nhà rông truyền thống, chúng tôi tích cực phối hợp với các địa phương tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ nhà rông. Đồng thời, vận động bà con bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khác như cồng chiêng, đan lát, tạc tượng… gắn nhà rông với không gian sinh hoạt văn hóa, cuộc sống hàng ngày của người dân, buôn làng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khích lệ người dân tích cực sửa chữa, duy tu, bảo tồn nhà rông truyền thống, gìn giữ kiến trúc độc đáo này cho con cháu đời sau.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.