Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nữ Già làng nơi biên viễn

PV - 16:07, 08/04/2019

Ở một số buôn làng trên vùng đất Tây Nguyên có những nữ già làng đang góp nhiều công sức trong việc phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững biên cương, được bà con tôn kính, tín nhiệm.

Dành trọn cuộc đời cho người dân biên giới

Theo quan niệm thông thường của đồng bào các DTTS Tây Nguyên, già làng phải là người đàn ông có sức mạnh, minh mẫn, uy tín, kiến thức uyên thâm để điều hành việc làng theo luật tục và bảo vệ được buôn làng. Nhưng làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nữ già làng Ksor H’Blâm lại làm tốt trọng trách già làng hơn 20 năm qua.

Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng đôi chân nữ già làng Ksor H’Blâm (74 tuổi) vẫn nhanh nhẹ, đi khắp rừng núi mang niềm vui đến người dân biên giới và trở thành chiếc cầu nối quan trọng giữa chính quyền với Nhân dân địa phương trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Già làng Ksơr H'Blâm là một trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai. Già làng Ksơr H'Blâm là một trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai.

Khi còn trẻ, 13 tuổi già đã đi làm giao liên, rồi về làm hậu cần, vận chuyển thuốc men, thực phẩm cho bộ đội. Sau 25 năm phục vụ trong Quân đội, già Ksor H’Blâm nghỉ hưu về làng Krông sinh sống và được bầu làm già làng từ năm 1995 đến nay. Già không bắt chồng mà dành trọn cả cuộc đời cho bà con vùng biên giới này.

Lớn lên ở mảnh đất biên cương, già H’Blâm hiểu rõ sự vất vả, gian khổ của người dân. Sớm được tiếp xúc với xã hội bên ngoài và có kiến thức, già tìm tòi, học hỏi rồi truyền đạt kiến thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho dân làng. Già Ksor H’Blâm còn dành toàn bộ số tiền lương dành dụm được mua bò lấy sức kéo cho bà con tăng gia sản suất, cho người dân vay tiền mua phân bón, thuốc trừ cỏ, các loại cây trồng, vật nuôi tạo sinh kế để bà con phát triển kinh tế. Nhờ già làng H’Blâm hướng dẫn mà đồng bào đã biết trồng lúa, đậu xen canh, nuôi bò, lợn để lấy phân bón cây trồng…

Già làng Ksor H’Blâm cho biết: Làng Krông, xã Ia Mơr giáp biên giới Campuchia có hơn 100 hộ dân, tất cả đều là dân tộc Jrai. Đất đai thì cằn cỗi chỉ trồng được cây sắn, cây ngô canh tác theo truyền thống cũ, năng suất thấp nên đói nghèo đeo bám mãi. Trong khi đó, dân làng còn nhiều tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan còn ăn sâu trong tâm thức bà con như, tục sinh đôi bỏ một, chôn chung, đau ốm mời thầy cúng… “Bây giờ, đời sống của người dân khá lên trông thấy, hộ nghèo đã giảm nhiều, hủ tục lạc hậu cũng dần bỏ hết. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà làng Krông là làng duy nhất trong 5 làng của xã Ia Mơr đạt danh hiệu làng văn hóa”.

Nữ Già làng đầu tiên của dân tộc Brâu

Nếu như làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có già làng Ksor H’Blâm cống hiến cả cuộc đời nơi biên giới, thì thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có già làng Y Pan, nữ già làng cũng đang góp công lớn vào việc bảo tồn dân tộc Brâu và phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống.

Theo cách mạng từ thời niên thiếu, Y Pan từ làm liên lạc, canh gác các cuộc họp đến gùi gạo, đưa công văn, thuốc men, hậu cần… Năm 1959, già Y Pan tập kết ra Bắc, học làm y tá rồi về phục vụ kháng chiến tại chiến trường Tây Nguyên. Sau đó già về làng cũ sống, tham gia các hội, tổ chức làm công tác xã hội ở địa phương. Năm 2014, già Y Pan được dân làng tin tưởng bầu làm nữ già làng đầu tiên của dân tộc Brâu.

Già làng Y Pan kể: Ngày tôi trở về làng Đăk Mế chỉ còn khoảng trăm người, đói nghèo, lạc hậu, mù chữ, hôn nhân cận huyết thống, dân số suy giảm, đặc biệt là không một ai biết chữ. Quá lo lắng, bà đi từng nhà tuyên truyền, khuyên nhủ bà con sống thay đổi cách nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục xấu, giữ vững an ninh biên giới, đoàn kết, hòa hợp các dân tộc và bảo tồn giá trị truyền thống.

Dân tộc Brâu có nhiều tập tục hà khắc như, phụ nữ sinh con phải một mình vào chòi trong rừng tự vượt cạn rất nguy hiểm. Già làng Y Pan đã vận động bà con bỏ tập tục này nhưng lúc đầu chả ai nghe, chỉ sau mấy lần già làng cứu được một số chị em thoát chết bà con mới thay đổi nhận thức.

Đặc biệt, bà còn đứng ra đề nghị các cấp, ngành mở lớp xóa mù chữ. Bà cùng Bộ đội Biên phòng đi vận động bà con học chữ, vừa phụ giảng vừa làm phiên dịch cho các giáo viên. Bà nói, biết chữ thì bà con mới hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy lùi các hủ tục và biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng.

Với tâm huyết và những việc mà bà Y Pan đã làm cho dân làng, cùng với sự vươn lên của bà con trong thôn, Đăk Mế hôm nay đã thay da đổi thịt. Dân số của làng đã tăng lên 655 người. Các gia đình đã biết trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, bời lời, cao su, làm lúa nước... Từ chỗ cả làng không biết chữ, đến nay, con em các gia đình trong làng đều được đến trường đầy đủ, có em đang theo học cao đẳng, học nghề ở các trường chuyên nghiệp...

Già làng Y Pan ngày càng được bà con tin tưởng, kính trọng, trở thành niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần, trung tâm đoàn kết, để cùng nhau xây dựng buôn làng giàu đẹp và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 7 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.