Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những tượng đài trong lòng dân

Thanh Nguyễn - 14:55, 03/01/2021

“Ở đâu Nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân”. Lời khẳng định ấy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X , một lần nữa khẳng định thêm phẩm chất kiên trung sáng ngời của người lính giữa thời bình. Nhìn lại một năm 2020 đầy những biến động của thiên tai, dịch bệnh, sẽ thấy rằng phát biểu đó của người đứng đầu Chính phủ là rất đúng, rất trúng lòng dân...

Những người lính giúp dân dọn dẹp bùn đất sau mưa lũ
Những người lính giúp dân dọn dẹp bùn đất sau mưa lũ

Đâu cần người lính có…

Những tháng đầu năm 2020, khi cả nước sục sôi phòng, chống dịch Covid - 19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hình ảnh những người lính Cụ Hồ lao vào cuộc chiến với “kẻ thù vô hình” Covid - 19, khiến chúng ta thêm cảm kích.

Là lực lượng xung kích, đi đầu, những bộ đội của tỉnh, huyện cùng với lực lượng dân quân của các địa phương đã túc trực, hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ tại hàng trăm điểm cách ly, hàng nghìn chốt trực phòng dịch trên cả nước. Không những vậy, người lính Cụ Hồ còn phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, y tế đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi hoạt động của khu cách ly.

Dọc giải đất biên cương, hàng nghìn tổ chốt chặn phòng dịch đã được lập nên ngay từ những ngày đầu có dịch. Một năm tròn, nhiều người lính chưa về thăm nhà. Một năm tròn, nhiều người lính ngủ rừng, bám bản. Tại rất nhiều chốt phòng dịch ở biên cương, bên cạnh những lán trại là vườn rau xanh um, là những gà vịt được các anh tăng gia. Nó không chỉ giúp người lính vơi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân mà còn là niềm vui sau những giờ tuần tra căng thẳng, hơn hết là để bữa cơm chốt trực thêm đủ đầy.

Trung tá Nguyễn Thế Anh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, Thanh Chương (Nghệ An) cho biết: Ngoài 5 tổ chốt, đơn vị còn tổ chức nhiều đợt tuyên truyền các biện pháp chống dịch cho bà con dân bản và các xã lân cận. Các phương án đối phó với dịch đã được Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh quán triệt nên chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Dịch giã vừa qua, bão lũ ập đến. Một lần nữa, những người lính lại có mặt ở những nơi hiểm nguy, gian khổ của tâm lũ, rốn lũ. Đã có những mất mát, đã có những hy sinh nhưng chẳng ai nao núng, chẳng ai sờn lòng.

Trong các vụ sạt lở đất khiến nhiều người bị chết và mất tích ở Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), Hướng Hóa (Quảng Trị) những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2020, có lẽ chưa bao giờ những chỉ đạo ứng cứu lại sát sao, kịp thời đến vậy. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo Quân khu 5 và Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đến tận đêm khuya để tìm phương án.

Và rồi sau đó, khi mà những phương tiện, khí tài chuyên dụng chưa thể tiếp cận hiện trường sạt lở, những người lính lại hành quân bộ, gùi tư trang, lương thực cắt rừng, vượt suối để nhanh nhất có thể đến vùng bị nạn. Mặc gió rét và mưa tuôn, cán bộ, chiến sĩ thức trắng đêm đốt đuốc lật từng tảng đá, từng khối bê tông, thanh gỗ để tìm kiếm nạn nhân mất tích do lở đất... Với người lính bộ đội Cụ Hồ khi ấy, cứu dân thực sự là mệnh lệnh từ trái tim.

Nhìn rộng ra, trong hầu hết các vụ sạt lở, lũ quét nghiêm trọng xảy ra gần đây, đều có vai trò của quân đội là lực lượng xung kích, đi đầu để ứng cứu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ Nhân dân. Bên hành lang tại kỳ họp Quốc hội cuối tháng 10/2020, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Thiên tai đã vượt quá khả năng con người có thể dự báo. Trong điều kiện địa phương, Nhân dân yêu cầu, thì lực lượng bộ đội sẵn sàng hy sinh bảo vệ tài sản, tính mạng Nhân dân.

Căng mình tìm kiếm nạn nhân mất tích do thiên tai
Căng mình tìm kiếm nạn nhân mất tích do thiên tai

Tượng đài trong lòng dân

Tình quân dân năm 2020 đã rực cháy bởi từ trong thiên tai bão lũ, trong dịch giã hoành hành, những người lính đã kề vai, sát cánh, bất chấp hiểm nguy để bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản người dân. Đã có những mất mát, đã có những hy sinh và chính những điều đó tạc vào lòng dân tượng đài của anh bộ đội Cụ Hồ kiên trung, bất khuất.

Dõi theo bước chân người lính từ tâm dịch đến tâm lũ, nhiều người dân đã không cầm được nước mắt. Anh Phan Hồng Văn, quê Hướng Hóa (Quảng Trị) tâm sự: Cảm phục các chiến sĩ bao nhiêu tôi lại thương yêu họ bấy nhiêu. Họ chịu quá nhiều mất mát, hi sinh vì bình yên tổ quốc, vì sức khỏe Nhân dân. Theo dõi những đợt các đơn vị bộ đội hành quân cứu dân vùng sạt lở, rồi chứng kiến thân thể họ bị vùi lấp giữa núi rừng mà không không cầm được lòng. 

Sự anh dũng hy sinh của người lính đã chạm đến trái tim của triệu triệu người dân đất Việt. Cô Phan Thị Hồng Điệp, Hiệu trưởng Trường mầm non Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bộc bạch: Nhìn những người lính dầm mình trong mưa lạnh, nước dữ để cứu người, thấy thật thương. Khi lũ rút, họ lại hỗ trợ người dân dọn dẹp, khắc phục sau lũ. Thật ấm áp tình quân dân, tình người.

Bất kể nắng mưa, bão lũ, người lính vẫn chắc tay súng bảo vệ biên cương; vẫn vững đôi chân trên mọi nẻo đường tuần tra, trên những cung đường chỉ để “giành” lấy phần khó về mình. “Cho em thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường. Cho yên vui mùa xuân đôi lứa còn hẹn hò ước mơ. Ðã có những hy sinh khó nói hết bằng lời. Nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy”, ca từ của bài hát ấy cứ văng vẳng bên tai khi tôi nghĩ đến, viết về những người lính. Có một điều chắc chắn tôi nhận thấy, miền đất nào thiếu thốn và gian khổ nhất, nơi ấy có các anh. Dù bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm nào, những người lính vẫn từng ngày, từng giờ ra sức bảo vệ và dựng xây đất nước.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 8 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 9 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 9 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 9 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 9 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 9 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.