Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Đức Trí - 07:05, 03/11/2023

Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.

Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần
Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần

Những cách làm hay

Huyện Cư M’gar là vùng đất sinh ra sử thi Đam San nức tiếng của người Ê Đê; là nơi còn lưu giữ đậm nét những giá trị văn hóa dân gian của người Ê Đê, đặc biệt là sử thi. Người Ê Đê có câu ca: “Thiếu tiếng chiêng, tiếng kư ưt, tiếng khan như cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối…”. Điều đó đã khẳng định, sử thi là một trong những giá trị văn hóa tinh thần vô giá của người Ê Đê. Hiện nay, các dân tộc Tây Nguyên có khoảng 80 sử thi. Trong đó nổi bật là các sử thi như Đam San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Đơ Roăn, Y Prao, Mhiêng, Đăm Di đi săn, Đăm Tiông, Đăm Trao - Đăm Rao…

Là một trong những nghệ nhân thuộc và hát kể được nhiều bài sử thi của người Ê Đê, Nghệ nhân ưu tú Y Wang HWing ở buôn Triă, xã Ea Tul, coi điệu khan thân thuộc như hơi thở cuộc sống của chính mình. Dù khó khăn trong cuộc sống, nhưng bao năm qua, nghệ nhân Y Wang vẫn say mê hát kể cho mọi người nghe và sẵn sàng truyền dạy cho người muốn học.

Nghệ nhân Y Wang HWing chia sẻ: Kể khan là sinh hoạt văn hóa dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Không gian thiêng liêng để kể khan là bên bếp lửa bập bùng, ché rượu cần và bà con trong buôn quây quần. Bây giờ trong buôn làng của ông, không hát kể sử thi thường xuyên như ngày xưa, nhưng dịp mùa vụ, nghi lễ vòng đời, lễ hội của buôn hoặc chính quyền địa phương tổ chức, bà con lại tập trung nghe nghệ nhân hát kể. Người hát kể sử thi cũng đông hơn, trong đó đủ tầng lớp từ trung niên, thanh niên và cả thiếu niên. 

Người Ê Đê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Mỗi tác phẩm sử thi là một câu chuyện dài, có thể dài ba, bốn nghìn câu, cũng có tác phẩm dài đến hàng vạn câu. Nội dung cơ bản của sử thi Ê Đê chủ yếu ca ngợi, tôn vinh những người có công với cộng đồng buôn làng; đề cao sự sáng tạo, sự mưu trí, tài giỏi, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, đề cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; đề cao cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn sức mạnh tâm hồn. Sử thi còn ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Ngoài ra, sử thi Ê Đê còn miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng; thể hiện những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người về một thế giới tốt đẹp hơn giữa người với người, giữa con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với các đấng thần linh...

Để bảo tồn sử thi Ê Đê, những năm qua ngành văn hóa đã mở những lớp truyền dạy hát kể sử thi. Địa phương cũng định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa như Ngày hội Làng văn hóa các dân tộc xã Ea Tul được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, đã tạo môi trường, không gian nghệ thuật để sử thi cũng như các giá trị văn hóa được diễn xướng.

Các học việc nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) cũng thuộc và trình diễn một số đoạn sử thi
Các học viên nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) tham gia trình diễn một số đoạn sử thi

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức lớp diễn xướng, truyền dạy sử thi của người Ê Đê tại xa Ea Tul. Lớp học có 20 học viên là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên con em đồng bào dân tộc Ê Đê tham gia. Trong thời gian 2 tháng, các nghệ nhân cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản về sử thi, nghệ thuật diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê.

Lớp truyền dạy sử thi không những tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, mà còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa sử thi trong đồng bào dân tộc Ê Đê.

Theo thống kê, đến nay huyện Cư M’gar còn 7 sử thi được ghi âm và phổ biến trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk, trong đó có 3 sử thi được biên dịch và xuất bản thành sách vào cuối năm 2010. Trong đó sử thi Đam San lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng. Nhiều thế hệ người Ê Đê trong các buôn làng ở huyện Cư M’gar biết hát sử thi này, coi đó như một biểu tưởng văn hóa đáng tự hào của dân tộc mình.

Để sử thi còn mãi

Ngày nay, nghệ thuật hát kể sử thi của người Ê Đê vẫn được các thế hệ nghệ nhân trong các buôn trên địa bàn huyện Cư M’gar như Y Yêm Hwing, Y Wang Hwing, bà H’Bung Mlô… và thế hệ kế cận, gồm Y Thin Niê, Y Dhin Niê, Y Rang Kla và chị H’Ru Hwing gìn giữ, thực hành và trao truyền.

Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê
Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê

Xã Ea Tul được xem là chiếc nôi lưu giữ văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê, tiêu biểu nhất là sử thi. Vì thế, đầu tháng 8/2023, ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk đã chọn xã Ea Tul để tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng di sản sử thi làm tư liệu nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, trên địa bàn huyện hiện còn 447 nghệ nhân đánh chiêng, 117 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 66 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 179 nghệ nhân chơi nhạc cụ dân tộc, 72 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 63 nghệ nhân tạc tượng, 318 nghệ nhân biết lời nói vần, 44 nghệ nhân kể sử thi, 69 đội văn nghệ…

Trong ngôi nhà truyền thống của gia đình bà H’Bung Mlô, cộng đồng người Ê Đê ở buôn Triă, xã Ea Tul quây quần bên những chóe rượu cần, nghe âm thanh du dương của sáo ống, nhịp điệu trầm bổng, lúc nỉ non, khi oai hùng của những bài kể khan.

 Các thế hệ nghệ nhân thay nhau diễn xướng trong không gian truyền thống đậm chất sử thi. Những nét cơ bản về lối hát kể khan, cách láy luyến làn điệu với lời hát kể, phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng, cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi, đã được ghi lại cả bằng âm thanh và hình ảnh một cách sinh động.

Ông Y Mang, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar chia sẻ, nhìn từ thực tế, trong cuộc sống xã hội hiện đại ít nhiều tác động đến đời sống của bà con buôn làng nên một thời gian dài, ở nhiều buôn làng Ê Đê, đã thưa dần, thậm chí vắng bóng những đêm khan huyền thoại. 

Trước thực tế này, bằng nhiều giải pháp, huyện Cư M’gar đã khôi phục nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc, trong đó có các lễ hội của người Ê Đê. Nhờ đó, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê vẫn được duy trì, thực hành thường xuyên dưới nhiều hình thức. Những nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh đến hoạt động diễn xướng dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, cồng chiêng, hát kể sử thi...đã được nghệ nhân ở các buôn làng trên địa bàn huyện gìn giữ, thực hành và truyền dạy.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 3 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...