Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vào thị trường Camphuchia

Mai Hương - 22:04, 02/12/2023

Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Campuchia thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, phiên chợ biên giới… Theo đó, nhiều doanh nghiệp Gia Lai đã tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu sản phẩm OCOP, sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương sang thị trường Campuchia.

Lãnh đạo Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) và các doanh nghiệp tham quan, tìm hiểu các mặt hàng nông sản, dược liệu của tỉnh Gia Lai
Lãnh đạo Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) và các doanh nghiệp tham quan, tìm hiểu các mặt hàng nông sản, dược liệu của tỉnh Gia Lai

Kết nối thị trường xuất khẩu

Gia Lai có hơn 80 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia, diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 850.000 ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thuộc nhóm các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu... Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã gia tăng được giá trị thông qua việc hình thành các chuỗi sản xuất, tiêu thụ.

Bà Đào Thị Thu Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã có 49 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 267 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Trong đó, nhóm thực phẩm có 286 sản phẩm; nhóm đồ uống 8 sản phẩm; nhóm thảo dược 20 sản phẩm; nhóm vải may mặc 1 sản phẩm; nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm. Đặc biệt, Gia Lai đã có hơn 300 sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền tiêu biểu của tỉnh, chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại, có khả năng xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, mật ong, hạt mắc ca, hạt điều, tổ yến, chè xanh... Qua việc quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho thấy, các sản phẩm OCOP của tỉnh có thể mở rộng thị trường tiêu thụ trong khu vực và quốc tế.

Trong những năm qua, Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Campuchia thông qua các chương trình hội chợ triển lãm, phiên chợ biên giới… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Gia Lai sang thị trường Campuchia còn thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu qua biên giới của tỉnh đạt hơn 104 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa đa dạng so với tiềm năng sẵn có của Gia Lai. Vì vậy, thị trường Campuchia còn nhiều dư địa để phát triển, Bà Đào Thị Thu Nguyệt cho biết thêm.

Bên lề Hội nghị giao thương xúc tiến xuất khẩu hàng hóa khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp nước ngoài năm 2023 vừa tổ chức tại TP. Pleiku mới đây, ông Ngov Seareirath, Chủ tịch Công ty Setra (Siêu thị Setra, tỉnh Ratanakiri) đã đến tìm hiểu về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Gia Lai. Theo đó, ông thấy rằng đây là những mặt hàng mà hệ thống Siêu thị Setra đang rất cần để đa dạng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

Ông Ngov Seareirath, Chủ tịch Công ty Setra (Siêu thị Setra, tỉnh Ratanakiri) chia sẻ, Siêu thị của tôi đang bán khoảng 60.000 mặt hàng khác nhau. Tôi thấy các sản phẩm của tỉnh Gia Lai rất đa dạng, chất lượng, đảm bảo các tiêu chí và quy định hàng nhập khẩu vào Siêu thị Setra. Một số sản phẩm từ chanh dây, dược liệu, cà phê… rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sau khi làm việc, tôi đã quyết định ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà sản xuất ở Gia Lai, sau đó sẽ thực hiện các bước tiếp theo và nếu được sẽ đi đến ký kết hợp đồng nhập sản phẩm về bán tại Siêu thị Setra.

Cụ thể, Siêu thị Setra đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phân phối tiêu thụ sản phẩm cà phê, chanh dây, nước cốt gừng mật ong… với Công ty TNHH BaKa, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai, Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai. Ngoài Siêu thị Setra thì Công ty tư nhân V.TEAK (Vương quốc Campuchia) cũng ký kết hợp tác với Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai.

Đồng thời, một số doanh nghiệp khác cũng đã thương thảo, trao đổi lấy thông tin, mẫu sản phẩm của các nhà sản xuất ở Gia Lai để xúc tiến ký gửi hàng hóa giới thiệu tại thị trường Campuchia, từ đó tiếp tục tìm hiểu và có thể đi đến quyết định hợp tác trong tương lai.

Hàng năm, tỉnh Gia Lai và Ratanakiri đều có các chương trình xúc tiến thương mại để mở ra cơ hội giao thương cho doanh nghiệp 2 tỉnh
Hàng năm, tỉnh Gia Lai và Ratanakiri đều có các chương trình xúc tiến thương mại để mở ra cơ hội giao thương cho doanh nghiệp 2 tỉnh

Tạo cơ hội cho các nhà sản xuất

Ông Võ Thành Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai chia sẻ, hiện nay, doanh nghiệp có các sản phẩm cốt gừng mật ong AGILA, atiso đỏ mật ong AGILA đã đạt chuẩn HACCP, sản phẩm tinh bột nghệ đỏ AGILA đạt OCOP 3 sao. Lâu nay, mạng lưới phân phối, đại lý sản phẩm của Công ty đã được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến sản phẩm của Công ty. Đây là cơ hội rất lớn để đi đến hợp tác sau này. Qua xem xét, họ cho rằng hàng hóa của chúng tôi được sản xuất bởi những nguyên liệu có sự tương đồng trên thị trường, nhưng sản phẩm dạng thanh là hoàn toàn mới, đó là các loại nước giải khát cô đặc với quy trình chế biến riêng biệt, ngon, mới lạ”.

Theo ông Kheav Tha, Giám đốc Sở thương mại tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia, tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) có chung đường biên giới, lượng hàng hoá giao thương qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tương đối nhộn nhịp. Hàng năm, 2 tỉnh Gia Lai và Ratanakiri duy trì tổ chức phiên chợ biên giới thường niên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cư dân 2 bên biên giới trao đổi mua bán hàng hoá.

Mặc dù, việc giao thương hàng hóa qua lại giữa 2 nước khá tốt, nhưng hiện nay vẫn còn đang vướng một số vấn đề cần khắc phục như: thủ tục hải quan, chất lượng sản phẩm, giá cả, vận chuyển, thị trường tiêu thụ… Đề nghị các cơ quan chức năng của 2 nước tăng cường hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương để các doanh nghiệp của hai nước tìm hiểu nhau, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững.

Sản phẩm tinh dầu sả Ngọc Anh của hộ ông Trần Văn Hồ được xã An Thành (huyện Đak Pơ) chọn đăng ký sản phẩm OCOP năm 2024
Sản phẩm tinh dầu sả Ngọc Anh của hộ ông Trần Văn Hồ được xã An Thành (huyện Đak Pơ) chọn đăng ký sản phẩm OCOP năm 2024

Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến, bà Nguyễn Thị Bích Thu, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) tỉnh Gia Lai cho biết: Sau khi đi thực tế tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp Gia Lai, các nhà phân phối, doanh nghiệp Campuchia nhận thấy tiềm năng các mặt hàng nông sản chế biến, dược liệu của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng rất lớn. Họ đánh giá cao quy trình sản xuất, vùng nguyên liệu tại chỗ cho đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp nước bạn đã gặp gỡ, trao đổi thông tin, giới thiệu nhu cầu mua bán giữa các bên. Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh kết nối với các nhà nhập khẩu.

Việc gắn kết trong thúc đẩy giao thương, xúc tiến thương mại với phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt góp phần quan trọng trong giữ gìn hòa bình, ổn định, đảm bảo quốc phòng-an ninh giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.