Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nói lý, hát lý – Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Cơ Tu

PV - 15:17, 09/01/2021

Cư ngụ dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú gồm: Không gian văn hóa làng, các phong tục tập quán, múa Tâng tung za zá, kiến trúc Gươl, dệt thổ cẩm…

Cục Di sản thẩm định nghệ thuật nói lý, hát lý tại thôn Đhrông, xã Tà Lù, Đông Giang. Ảnh: baoquangnam.vn
Cục Di sản thẩm định nghệ thuật nói lý, hát lý tại thôn Đhrông, xã Tà Lù, Đông Giang. Ảnh: baoquangnam.vn

Đặc biệt, nghệ thuật nói lý, hát lý của đồng bào Cơ Tu lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là một trong những sản phẩm văn hóa phi vật thể đặc trưng, tài sản vô giá, nền tảng tinh thần của cộng đồng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015.

Trong ngôi Gươl với những nét kiến trúc độc đáo, bề thế, làm nơi sinh hoạt cộng đồng, được bao quanh bởi núi rừng hùng vĩ, già làng Bling Bloó, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, chia sẻ: Nghệ thuật nói lý, hát lý của người Cơ Tu là hình thức ứng khẩu, sử dụng vào mục đích sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong đời sống tinh thần của đồng bào Cơ Tu từ xưa đến nay. Nói lý, hát lý của người Cơ Tu không nhất thiết phải dùng triết lý để mổ xẻ, phân tích sự việc hiện tượng xung quanh. Cái “lý” ở đây là dùng hình tượng ẩn dụ, nhân hóa, ví cái này để hiểu nghĩa cái kia. Vì thế nói lý, hát lý luôn kích thích người nghe, giúp người nghe hiểu câu chuyện một cách cặn kẽ, chí tình và đồng cảm với nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày.

Nói về nghệ thuật nói lý, hát lý độc đáo của người Cơ Tu, “cây đại thụ" giữa núi rừng Trường Sơn - nghệ nhân Y Kông ở xã Ba, huyện Đông Giang, phân tích: Nghệ thuật nói lý, hát lý của người Cơ Tu độc đáo ở chỗ ví cái này để hiểu nghĩa cái kia. Để nói về người con gái đẹp, nết na, siêng năng và có giọng hát hay, người Cơ Tu thường lấy hình ảnh của hoa thơm đang độ hàm tiếu và tiếng chim hót ngân nga, trong trẻo của buổi ban mai giữa đại ngàn để tôn vinh vẻ đẹp của người con gái ấy. Còn muốn nói về vẻ đẹp cường tráng, rộng lớn, bao la như gió núi, mưa ngàn của người con trai, người Cơ Tu lấy cái “lý” mạnh mẽ như cây gỗ lim, gỗ dổi hay hổ rừng, voi rừng để gắn với người con trai. Để phê phán thói hư tật xấu, cần phải sửa chữa, người Cơ Tu thường sử dụng những thứ hư hại trong cây trồng, vật nuôi, như cây bị bệnh dẫn đến mục nát, con vật bị chết lâu ngày hôi thối, con người cần tránh xa để khỏi bị lây nhiễm bệnh.

Nghệ nhân Y Kông nhấn mạnh, nói lý, hát lý có những cách thể hiện khác nhau, ý tứ riêng của nó. Do vậy, không thể ai cũng nói lý, hát lý hay và giải thích đúng nghĩa để hiểu nhau được. Điều đó cho thấy muốn nói lý, hát lý đạt ở trình độ cao phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống và kinh nghiệm của cha ông đi trước để lại...

Gắn bó nhiều năm với văn hóa của đồng bào Cơ Tu, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Giang Nguyễn Văn Lê chia sẻ: Huyện Đông Giang có 11 xã, thị trấn với 40 thôn. Dân số của huyện hơn 27.000 người, gồm 16 thành phần dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Cơ Tu chiếm gần 77%. Để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn, huyện đang thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tộc người Cơ Tu, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.

Riêng với nghệ thuật nói lý, hát lý, vì độ khó và nét độc đáo của loại hình nghệ thuật này, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật hoạt động thường xuyên và tổ chức những lớp truyền giảng, ghi âm, biên soạn lại những lời hát lý hay, ý nghĩa nhất. Nhiều năm qua, huyện Đông Giang đã thành lập và duy trì hoạt động 6 Câu lạc bộ nói lý, hát lý với gần 200 thành viên tại xã Ba, xã Arooi, xã Sông Kôn, thị trấn Prao, xã Tư, Trường Trung học phổ thông Quang Trung.

Các câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt và tổ chức học tập ý nghĩa, nguồn gốc của nghệ thuật nói lý, hát lý theo một cách truyền thống nhất để lớp trẻ học tập. Các thế hệ “gạo cội” như các nghệ nhân Bling Bloó (xã Sông Kôn), Y Kông (xã Ba), A Rất Bưi (xã Arooi), Ating Đhân (thị trấn Prao), Đinh Văn Thép (xã Tư), Ploong Jưi (xã ATing) được huy động để truyền đạt cho lớp trẻ nhận thức sâu sắc giá trị của nghệ thuật nói lý, hát lý của dân tộc mình, từ đó góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

Tuy nhiên, trước tác động của nhiều yếu tố, một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đồng bào dân tộc Cơ tu không thật sự mặn mà với nghệ thuật nói lý, hát lý của dân tộc mình. Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật nói lý, hát lý, huyện Đông Giang đang thực hiện đồng thời các giải pháp như vận động những người dân am hiểu về nghệ thuật nói lý, hát lý tiếp tục tham gia sinh hoạt và giảng dạy tại các câu lạc bộ; nhân rộng mô hình nghệ thuật này vào các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn huyện, nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này để cùng nhau lưu giữ và phát triển tốt hơn.

Mặt khác, huyện tiếp tục đưa loại hình nghệ thuật này vào du lịch cộng đồng để vừa bảo tồn, phát huy, vừa tạo thu nhập cho đồng bào. Đồng thời, huyện xây dựng hồ sơ đề nghị ngành chức năng công nhận Nghệ nhân ưu tú theo Nghị định 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể đối với các nghệ nhân dân gian, các già làng có uy tín và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật nói lý, hát lý nhằm ghi nhận công lao của đội ngũ này. Đây chính là những giải pháp tốt nhất để bảo tồn và phát huy nghệ thuật nói lý, hát lý độc đáo của cộng đồng dân tộc Cơ Tu trong cuộc sống hiện đại, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Giang Nguyễn Văn Lê nhấn mạnh.

Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.