Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nón lá Đại Hiệp sản phẩm đạt chuẩn 3 sao

Tuấn Trình - 10:25, 03/02/2020

Cùng với thời gian và cuộc sống hiện đại, những tưởng nón lá sẽ trở thành hoài niệm. Nhưng ở xã Quảng An, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), nghề làm nón lá độc đáo của đồng bào dân tộc Dao nơi đây không những không bị thất truyền mà còn được lớp trẻ kế thừa, với sự sáng tạo không ngừng để đưa sản phẩm nón lá “chu du” khắp thế giới.

HTX đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con vùng DTTS.
HTX đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con vùng DTTS

Chúng tôi tìm về thôn Mào Sán Cáu, xã Quảng An. Ít ai biết, hiện Mào Sán Cáu là thôn duy nhất trong 7 thôn của xã Quảng An còn nằm trong diện thôn đặc biệt khó khăn; nhưng lại có rất nhiều người biết ở Mào Sán Cáu có sản phẩm nón “Đại Hiệp” nổi tiếng của Hợp tác xã (HTX) Chu Ka - một sản phẩm đạt chuẩn “3 sao” trong Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của huyện Đầm Hà.

Khá ngạc nhiên khi Giám đốc HTX Chu Ka lại là một chàng trai trẻ vừa tròn 30 tuổi - anh Lỷ A Tài. Bởi trong suy nghĩ của chúng tôi, nghề làm nón lá dù là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Quảng An nhưng không đem lại nhiều lợi nhuận, lại phải làm thủ công rất tỉ mỉ.

Chia sẻ về nghề làm nón của dân tộc mình, Giám đốc HTX Chu Ka Lỷ A Tài nói, để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. Một cái nón “Đại Hiệp” có khung đan bằng tre và có hai lớp. Lớp bên ngoài được đan cẩn thận, không để lộ một mấu nối nào ra ngoài. Sau đó, trải đều lá mai, lá chuối bên trong lớp khung ngoài đó, ép chặt rồi cố định lớp khung thứ hai lên.

“Một chiếc nón đẹp là có khung ngoài được tạo dáng tròn, bè, các mắt đan đều nhau, lớp lá bên trong dàn đầy đặn, chắc chắn. Những chiếc nón lá sau khi hoàn thành tiếp tục được hong khô trên gác bếp, để không bị mối, mọt, có độ bền lâu, trời nắng không bị cong vênh, trời mưa không bị thấm nước”, anh Tài cho hay.

Anh Tài bảo, dẫu sản phẩm được làm rất công phu nhưng với giá bán hiện nay là 220 nghìn đồng/nón, tiền công cho người làm nón chỉ khoảng 60 - 100 nghìn đồng/ngày. Thu nhập không cao lại đòi hỏi phải tỉ mỉ, kỹ thuật, nên công việc không thu hút được lớp trẻ.

Anh Lỷ A Tài giới thiệu sản phẩm cho du khách.
Anh Lỷ A Tài giới thiệu sản phẩm cho du khách

Lỷ A Tài là một thanh niên trẻ dân tộc Dao, ở Mào Sán Cáu. Nhận thấy trên địa bàn có lợi thế về nguồn nguyên liệu và còn nhiều nghệ nhân giữ và yêu nghề đan lát truyền thống, năm 2018 Lỷ A Tài thành lập HTX Chu Ka gồm 7 thành viên. HTX chuyên sản xuất các sản phẩm từ mây tre đan, trong đó sản phẩm chủ lực là nón “Đại Hiệp”. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, HTX Chu Ka đã tạo việc làm cho hàng chục lao động, nghệ nhân trên địa bàn, đồng thời giúp địa phương khôi phục lại nghề truyền thống đang dần bị mai một.

Anh Tài cho biết, hiện sản phẩm nón “Đại Hiệp” của HTX được trưng bày và bán tại một số địa điểm như: Các Hội chợ OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các điểm du lịch tại TP. Hạ Long, một số địa điểm du lịch ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

Nón “Đại Hiệp” được bày bán tại hội chợ OCOP Hạ Long, Quảng Ninh.
Nón “Đại Hiệp” được bày bán tại hội chợ OCOP Hạ Long, Quảng Ninh

“Sản phẩm cũng đã được bán trên kênh fanpage bán online của HTX, được khách hàng trên thị trường đón nhận, đặc biệt là khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều đoàn khách “phượt” đến khám phá thác Bạch Vân ở xã Quảng An cũng đặc biệt thích thú với sản phẩm này”, anh Tài phấn khởi nói.

Được biết, hiện nay HTX Chu Ka đã sản xuất nón “Đại Hiệp” theo dây chuyền; Mỗi người một công đoạn, người chuyên vào rừng tìm vật liệu, người chuyên làm khung nón, người hoàn thành các khâu cuối cùng. Với số lượng sản phẩm tăng lên và được nhiều người ưa chuộng, nón “Đại Hiệp” đã theo du khách sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước ở châu Âu, đem lại niềm vui không chỉ cho riêng người làm nón Quảng An mà cả huyện Đầm Hà. 

Năm 2017, 2018 Lỷ A Tài đều được Tỉnh đoàn Quảng Ninh bầu chọn là một trong những gương thanh niên tiêu biểu. Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ III năm 2019, Lỷ A Tài được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển các DTTS tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2019.

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 16 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 20 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 20 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 20 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).