Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ở nơi thời gian ngưng lại…

Hiếu Anh - 16:52, 06/05/2022

Cứ mỗi độ tháng 5 về, trong mỗi chúng ta như sống lại một thời hào hùng của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954). Đã 68 năm trôi qua, nhưng hôm nay đến với Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chiêm ngưỡng, "lắng nghe" những kỷ vật xưa cũ, chúng ta dường như thấy thời gian đang ngưng lại.

 Đông đảo người dân đến với Bảo tàng nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên phủ
Đông đảo người dân đến với Bảo tàng nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên phủ

Sống mãi với thời gian

Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân khi tới Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bên chiếc lưỡi lê com măng đô được Thiếu tướng Nguyễn Dũng Chi tặng. Tướng Nguyễn Dũng Chi khi đó là Tiểu đoàn trưởng chỉ huy đánh cứ điểm đồi A1 năm 1954. Theo lời kể lại của tướng Chi khi bàn giao hiện vật, phía bên kia chiến tuyến, trong đoàn lính pháp có một đội quân đặc biệt, gồm một nhóm chừng vài tiểu đội chuyên dùng lưỡi lê com măng đô. Đây là một trong những đội quân tinh nhuệ nhất chuyên sử dụng lưỡi lê lẳng lặng chiến đấu với quân ta. Chiếc lưỡi lê mà tướng Chi thu được là một trong những chiến lợi phẩm quý giá của ông.

Một trong những kỷ vật giản dị khác, nhưng ấm áp tình người trong những ngày kháng chiến là bộ khung cửi và chiếc bật bông của bác Nguyễn Văn Tư ở Bắc Ninh. Với bộ dụng cụ này, cả gia đình bác đã dệt không biết bao nhiêu bộ chăn, áo ấm gửi cho những chiến sĩ đang xông pha ngoài trận tuyến. Và còn đây là chiếc võng dù của bác sĩ Trần Mộc. Chiếc võng này được dệt bằng dây của 3 cái dù chúng ta thu được trong chiến dịch. Chính chiếc võng này, những chiến sỹ của ta đã cõng không biết bao nhiêu thương binh về hầm trú ấn.

Lãnh đạo bảo tàng cho biết thêm thông tin là sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, bác sĩ Trần Mộc đã gìn giữ chiếc võng ấy như một báu vật. Bác cũng đã dùng chiếc võng làm nôi cho những người con của mình. Từ chiếc võng ấy, 2 người con của bác nay đã trở thành đại tá quân đội.

Bức tranh “xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ” tại bảo tàng
Bức tranh “xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ” tại bảo tàng

Chúng tôi dừng lại rất lâu bên bức tranh “Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ”. Bức tranh do bác Phạm Thanh Tâm tặng bảo tàng. Khi đó họa sĩ Phạm Thanh Tâm là một trong những họa sĩ trẻ nhất trong đoàn quân tiến lên Điện Biên Phủ. Bức tranh “Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ” được ông vẽ lại khá tình cờ trong hầm pháo của Đại đội 806, Trung đoàn 675, Đại đoàn 351, là đơn vị bắn những loạt đạn đầu tiên vào "trung tâm đề kháng" Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó một thời gian người họa sĩ gặp lại những cô dân công thủơ trước thì được biết toàn bộ chiến sĩ trong căn hầm năm xưa đã hy sinh. Vì thế bức tranh đã trở thành một phần lịch sử, một báu vật của người họa sĩ.

Trăn trở của những người làm công tác bảo tàng

Đi tham quan một vòng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngay tại mảnh đất cách đây 68 năm đã diễn ra cuộc chiến đấu hào hùng khiến cho người xem thật sự xúc động. Chắc hẳn khách tham quan còn mong muốn được nhìn nhiều hơn những kỷ vật ý nghĩa, nghe nhiều hơn những câu chuyện cảm động. Thế nhưng đây cũng chính là những trăn trở của những người làm công tác quản lý bảo tàng.

Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ được khánh thành vào 5/5/2014. Công trình này được đầu tư với mức kinh phí hơn 211 tỷ đồng trên diện tích 22.000 m2. Riêng phần trưng bày cơ bản (kỷ vật, tranh ảnh) của công trình có diện tích sàn là 1.400 m2. Tuy nhiên, số lượng hiện vật có trong bảo tàng là quá nhỏ so với quy mô. Hiện nay, Bảo tàng mới chỉ trưng bày trong nhà gần 500 tài liệu và hiện vật, ngoài trời là 383 hiện vật.

Người dân chăm chú tham quan tại Bảo tàng
Người dân chăm chú tham quan tại Bảo tàng

Nguyên nhân của việc thiếu hiện vật trưng bày, Lãnh đạo Bảo tàng giải thích, hiện nay số lượng hiện vật liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ có ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khá nhiều và phong phú. Việc di chuyển hiện vật đều do quản lý của Viện Bảo tàng Quân đội. Năm 1996, phía quân đội bàn giao khu di tích Điện Biên Phủ và nhà trưng bày chiến thắng Điện Biên Phủ cho tỉnh Điện Biên, thì chỉ bàn giao khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ, nhà trưng bày chiến thắng Điện Biên Phủ và một số hiện vật tại kho tạm của Phân viện Bảo tàng Điện Biên Phủ. Còn toàn bộ hiện vật, tài liệu đang được cất giữ ở kho tại Hà Nội thì không bàn giao.

Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ đã có những cuộc làm việc đề nghị Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và một số bảo tàng khác chia sẻ hiện vật để trưng bày, nhưng đến thời điểm này vẫn đang chờ xin ý kiến của các cấp thẩm quyền. Chính vì vậy, để có thêm hiện vật trưng bày, Bảo tàng đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hiến tặng kỷ vật. Cuộc vận động này được thực hiện từ ngày 13/5/2013. Hiện nay số tài liệu, hiện vật được hiến tặng bởi 34 tổ chức và cá nhân chủ yếu là các cựu chiến binh và các thân nhân với 105 hiện vật gốc.

Còn Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên cho biết, cuộc vận động hiến tặng hiện vật của Bảo tàng là một cách làm sáng tạo nhằm thu thập được những hiện vật quý báu. Tuy nhiên, về lâu dài nguồn cung này khó bảo đảm được. Vì thế trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Điện Biên mong muốn bên cạnh việc tiếp nhận những hiện vật của các tổ chức, cá nhân hiến tặng, thì cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn và cần có sự chia sẻ từ các bảo tàng khác trên cả nước. Có như vậy, Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ mới đủ hiện vật làm lên một bức tranh sinh động, phong phú, nhiều cảm xúc cho du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng này.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 13 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.