Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phân định khu vực vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển: Gỡ nút thắt để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

PV - 14:29, 10/01/2018

Phân định các xã, thôn bản vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là cơ sở để xây dựng và triển khai chính sách dân tộc một cách hợp lý, có hiệu quả. Tuy nhiên, do chính sách dân tộc hiện vẫn chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật, hơn nữa lại do nhiều chủ thể ban hành nên hiệu quả đầu tư vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Giai đoạn 1996-2017, từ kết quả phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, nhiều chương trình, dự án, đề án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đã và đang được triển khai ở các xã nghèo. Nhờ đó, diện mạo nhiều thôn bản ĐBKK, xã khu vực III đã có sự thay đổi rõ nét; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi hết năm 2017 còn khoảng 20%.

Bài 1: “Cú hích” cho xã nghèo
Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã giúp cho kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc. (Ảnh tư liệu) Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã giúp cho kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc. (Ảnh tư liệu)

 

Giảm nhanh tỷ lệ nghèo

Châu Khê là xã biên giới vùng cao của huyện Con Cuông (Nghệ An). Hơn 20 năm trước, tỷ lệ hộ nghèo ở Châu Khê chiếm trên 60% dân số. Cùng với đó là hệ thống hạ tầng thiết yếu đều rất tạm bợ.

Năm 1996, sau khi Ủy ban Dân tộc và miền núi (năm 2002 đổi tên thành Ủy ban Dân tộc) ban hành tiêu chí phân định khu vực theo trình độ phát triển (lần thứ nhất), Châu Khê là một trong 1.773 xã khu vực III của cả nước (giai đoạn này có 4.652 xã được phân định, số xã khu vực III chiếm tỷ lệ 37,34%). Từ đó, Châu Khê được thụ hưởng nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội triển khai ở vùng ĐBKK của Trung ương, của tỉnh.

Trong các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ các xã khu vực III, đáng chú ý nhất là Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 135, giai đoạn 1998-2005). Cùng với các nguồn lực khác, Chương trình 135 đã giúp Châu Khê “thay da đổi thịt”. Năm 2006, Châu Khê được công nhận thoát khỏi danh sách xã nghèo theo Quyết định 163/2006/QĐ-TTg, ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã ĐBKK hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình 135.

Điển hình cho sự thay đổi rõ nét ở Châu Khê là bản Bãi Gạo, nơi sinh sống của 87 hộ, gần 400 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái. Trước năm 1998, cả bản có trên 50% hộ nghèo, 4 hộ thiếu đói. Nhưng theo thống kê của UBND xã Châu Khê, năm 2017 bản Bãi Gạo đã có 14 hộ giàu, 52 hộ thu nhập khá; chỉ có 17 hộ nghèo, còn lại có thu nhập trung bình.

Cũng như xã Châu Khê, giai đoạn 1998-2017, hàng nghìn xã khu vực III trên cả nước đã được thụ hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Việc triển khai hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn các xã khu vực III đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi. Nếu như năm 1998, tỷ lệ nghèo ở khu vực này là 60% thì đến năm 2005 đã giảm xuống còn 47%; đến năm 2010 giảm xuống còn 35%; đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 16,8% (chỉ tính theo tiêu chí thu nhập). Năm 2017, tính theo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi còn khoảng 20%.

Điều chỉnh tăng-giảm để phù hợp với thực tế

Giai đoạn 2006-2010, để phân định khu vực vùng DTTS và miền núi sát thực tế hơn với trình độ phát triển, Ủy ban Dân tộc đã đưa thêm tiêu chí thôn bản ĐBKK (giai đoạn 1996-2005 không xác định thôn bản ĐBKK). Kết quả, từ năm 2006, cả nước có 1.709 xã khu vực III, chiếm tỷ lệ 33,74% tổng số xã được phân định, giảm 3,6% xã so với giai đoạn 1996-2005). Ngoài ra, cả nước còn có 12.982 thôn bản thuộc diện ĐBKK.

Trong quá trình kiểm tra, rà soát, Ủy ban Dân tộc cũng đã điều chỉnh kết quả phân định khu vực để tham mưu Chính phủ bổ sung hoặc cắt giảm xã khu vực III. Điều này nhằm tập trung nguồn lực cho các xã còn rất khó khăn nhưng chưa được công nhận là xã khu vực III; hoặc để hỗ trợ thêm cho xã đã “rời” khu vực III thoát nghèo bền vững.

Như xã Châu Khê của huyện Con Cuông (Nghệ An), năm 2006 đã được công nhận thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Nhưng giai đoạn 2006-2010, có thêm tiêu chí thôn bản ĐBKK thì Châu Khê có số thôn bản thuộc diện ĐBKK nhiều, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.

Do vậy, năm 2008, theo Quyết định 69/2008/QĐ-TTg, ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt bổ sung danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135-giai đoạn II, Châu Khê được đưa trở lại danh sách Chương trình 135.

Cũng theo Quyết định 69/2008/QĐ-TTg, cả nước còn có 152 xã thuộc 32 tỉnh được đưa trở lại vào danh sách Chương trình 135, giai đoạn II. Ngoài ra, tại quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận bổ sung 110 xã thuộc 26 tỉnh thoát khỏi tình trạng ĐBKK.

Với việc điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, thôn bản ĐBKK nên trong kết quả phân định khu vực vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2011-2015, số xã khu vực III tăng lên 5,2% so với giai đoạn 2006-2010, từ 1.709 xã lên thành 2.048 xã. Đồng thời, số thôn bản ĐBKK cũng tăng lên thành 18.391 thôn bản (tăng 5.409 thôn bản so với giai đoạn 2006-2010).

Đáng chú ý, giai đoạn 2016-2020, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều nên tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi tăng đột biến. Tuy vậy, số xã khu vực III trên cả nước lại giảm gần 2,3% so với giai đoạn 2011-2015, từ 2.048 xã xuống còn 1.932 xã. Điều này cho thấy, các chương trình, dự án đầu tư ở địa bàn các xã khu vực III đã phát huy hiệu quả.

Rõ ràng, so với yêu cầu thì chưa đạt được, nhưng so với chính mình, vùng DTTS và miền núi đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Kết quả này có được là nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án được xây dựng, triển khai thực hiện trên cơ sở kết quả phân định khu vực vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, kết quả phân định khu vực vùng DTTS và miền núi ở một số địa phương chưa thật sát với trình độ phát triển của địa bàn. Bên cạnh đó, hiện vẫn có nhiều hình thức phân định khu vực khác nhau giữa các bộ ngành khiến cho hệ thống chính sách đã và đang thực hiện có sự chồng chéo, ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện. Báo Dân tộc tộc và Phát triển sẽ làm rõ vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 4 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 4 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 5 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 5 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 5 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 6 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 6 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 6 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.