Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Lê Hường - 06:38, 02/11/2022

Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.

Phục dựng Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk
Phục dựng Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk

Tạo “môi trường thiêng” để cồng chiêng vang tiếng

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên, là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Cồng chiêng chỉ thực sự “sống”, khi ở đúng không gian của nó, và lễ hội, nghi lễ chính là một phần không gian của văn hóa cồng chiêng. Ở đó, tiếng chiêng ngân vừa rộn rã và linh thiêng xuyên suốt từ đầu đến kết thúc buổi lễ.

Đầu tháng 5/2022 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Đắk Lắk tổ chức phục dựng Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê tại nhà bà H’Djuăn Niê (SN 1977) ở buôn Drai Sí, xã Ea Ta, huyện Cư M’gar. Từ sáng sớm, bà con trong buôn đã đến giúp gia đình chuẩn bị đồ lễ, các nghệ nhân lau chiêng sạch sẽ.

Trước khi nghi lễ diễn ra, đội cồng chiêng đã hợp tấu bài chiêng truyền thống báo hiệu nghi lễ bắt đầu, mọi người ổn định chỗ ngồi theo phong tục. Cứ như vậy, tiếng chiêng ngân vang suốt buổi lễ để thầy cúng thực hiện các nghi thức khấn bẩm báo, mời các thần linh, ông bà tổ tiên về chứng giám đến người thân, xóm làng trao vòng đồng cho người được kết nghĩa và lần lượt thưởng thức rượu cần.

Nhiều năm làm thầy cúng, ông Y Chốh Niê (70 tuổi) ở buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, hiểu rõ tầm quan trọng của các nghi lễ trong cuộc sống của đồng bào Ê Đê và vai trò của cồng chiêng trong các nghi lễ.

Thầy cúng Y Chốt bảo: cồng chiêng là phương tiện giao tiếp của con người với thần linh. Vì vậy, trong tất cả các lễ hội của buôn làng, nghi lễ vòng đời con người của các dân tộc Tây Nguyên đều phải có tiếng cồng chiêng. Trước khi diễn ra một nghi lễ, bà con trong buôn phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tuân thủ quy tắc, phong tục của dân tộc mình, trong đó không thể thiếu cồng chiêng.

Phục dựng lễ cúng lúa mới của đồng bào M’nông Gar
Phục dựng lễ cúng lúa mới của đồng bào M’nông Gar

Theo ông Y Mang, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar, nghi lễ kết nghĩa anh em mang ý nghĩa nhân văn và tính giáo dục cộng đồng. Để nghi lễ kết nghĩa anh em được diễn ra thuận lợi, đúng phong tục, phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, không thể thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống H’gơ. “Theo truyền thống của người Ê Đê, chỉ những người trong cùng một dòng họ mới được làm nghi lễ kết nghĩa anh em”.

Ngoài cấp chiêng, trang phục truyền thống và truyền dạy đánh chiêng, những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức trình diễn, phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống như Lễ cúng bến nước, lễ cúng cầu mưa, lễ kết nghĩa anh em, Lễ cúng lúa mới, Lễ cúng ché của người Ê Đê, M’nông… 

Giai đoạn 2016-2020, Sở VHTTDL Đắk Lắk đã tổ chức phục dựng 5 nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS. Từ đầu năm đến nay, Sở VHTTDL đã tổ chức phục dựng 2 nghi lễ truyền thống của dân tộc M’nông, Ê Đê trên địa bàn tỉnh.

Đưa cồng chiêng lên sân khấu

Trước đây, không gian văn hóa cồng chiêng chỉ bó hẹp trong nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tây Nguyên, nhưng nay cồng chiêng đã hiện diện ở nhiều nơi và trên cả sân khấu hiện đại, với chất liệu nghệ thuật dân gian, đặc trưng truyền thống. “Âm vang đại ngàn” đang được nhiều người chú ý, đồng tình ủng hộ.

Ông Y Kô Niê, Phó trưởng Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk cho rằng: Chương trình sẽ ngày càng hấp dẫn hơn khi các tiết mục gắn với phục dựng các nghi thức, lễ hội truyền thống, phong tục và tín ngưỡng của các dân tộc tại chỗ nơi đây. Chỉ có nghi lễ, lễ hội cồng chiêng mới thể hiện được chức năng xã hội, tâm linh của nó. Sự kết hợp đó tạo ra không gian đặc trưng riêng cho cồng chiêng hòa tấu, truyền cảm xúc đến người tham dự. Có như vậy, mới lôi cuốn mọi người, nhất là du khách phương xa khi được cảm nhận, hiểu thêm về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Chương trình “Âm vang đại ngàn” thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
Chương trình “Âm vang đại ngàn” thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Trung tuần tháng 7 vừa qua, Chương trình “Âm vang đại ngàn” tròn 5 năm ra mắt, phục vụ công chúng và du khách đến với Đắk Lắk, sau gần 2 năm tạm dừng do ảnh hưởng dịch Covid-19. Với các hoạt động nghệ thuật mang đậm giá trị văn hóa dân gian, truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, như hòa tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống, hát múa dân gian, nghi thức mời uống rượu cần, trải nghiệm thực hành các loại nhạc cụ truyền thống cùng nghệ nhân, nghệ sĩ… chương trình đã để lại những ấn tượng đặc biệt đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Theo thống kê, trong 5 năm ra mắt phục vụ công chúng, đến nay Chương trình “Âm vang đại ngàn” đã tổ chức gần 90 buổi diễn, với hơn 500 tiết mục nghệ thuật đặc sắc. Chương trình “Âm vang đại ngàn” chủ yếu dựa trên vốn văn hóa truyền thống của các DTTS Tây Nguyên.

Theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk, dân tộc Ê Đê nói riêng và cộng đồng 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, sở hữu rất nhiều văn hóa dân gian đặc sắc. Ngoài những sự độc đáo về cồng chiêng, sử thi, kiến trúc nhà dài,... thì các nghi thức, nghi lễ, lễ hội của đồng bào dân tộc Ê Đê, M’nông, Jarai cũng phong phú.

 Việc phục dựng nghi lễ truyền thống nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, ngành VHTTDL tỉnh Đắk Lắk sẽ chủ động tái hiện, phục dựng và trình diễn nhiều lễ hội khác nhau của nhiều dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Đắk Lắk chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới, cơ hội thoát nghèo bền vững, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.