Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái: Thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín (Bài 1)

Văn Hoa - 17:35, 12/11/2023

Yên Bái là tỉnh miền núi, có đông đồng bào DTTS, chiếm 57,3% dân số toàn tỉnh với trên 30 dân tộc cùng chung sống. Hiện tỉnh Yên Bái có 872 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Đây là lực lượng nòng cốt, là cánh tay nối dài của chính quyền các cấp; Người có uy tín đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên tuyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là những tấm gương sáng, giàu kinh nghiệm sống, có tiếng nói, tiên phong trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Nhận thấy tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín. Đặc biệt, từ khi triển khai Nội dung số 01 về Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín, thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình.

Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái do ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc làm Trưởng đoàn dâng hương, hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái do ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc làm Trưởng đoàn dâng hương, hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tạo động lực cho Người có uy tín

Tháng 9 vừa qua, chúng tôi vinh dự được đón Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái (gồm 55 đại biểu) do ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc làm Trưởng đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Đoàn đại biểu Người có uy tín vinh dự khi được tiếp đón vào cổng số 8, đường Hùng Vương và được các chiến sĩ cảnh vệ Lăng dẫn đoàn danh dự tiến vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong không khí trang nghiêm, Đoàn dâng vòng hoa tưởng niệm với hai dòng chữ “Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Yên Bái” - “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh” và và dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn của Người. Sau đó, Đoàn được tận mắt ngắm nhìn Bác với tấm lòng thành kính vô hạn.

Ông Triệu Văn Yên, Người có uy tín thôn Khiểng Khun, xã Tân Phượng, huyện Văn Yên xúc động kể, lần thứ 8 ông xuống Hà Nội và vào Quảng trường Ba Đình, nhưng đây là lần đầu tiên ông được vào thăm Bác, được đi trong hàng danh dự, thỏa nỗi nhớ mong Bác bấy lâu nay. Đây là một chuyến đi đặc biệt, đầy vinh dự và tự hào.

Trong không khí xúc động, bà Hoàng Thị Tuyền, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Loong Cha, xã Minh Xuân (Lục Yên) bày tỏ, từ nhỏ tới giờ, bà chỉ được thấy Bác Hồ, nhìn Hà Nội qua ti vi, qua sách báo. Bà ao ước được 1 lần vào thăm Bác nhưng điều kiện không cho phép. Lần này, may mắn được Ban Dân tộc tỉnh tổ chức đi thăm quan học tập thực tế các tỉnh, được về Hà Nội và vào Lăng viếng Bác, bà xúc động vô cùng. Bà nói, nếu không là Người có uy tín, chắc sẽ chẳng bao giờ bà có chuyến đi ý nghĩa này. Do đó, bà sẽ cố gắng thực hiện tốt vai trò của mình trong cộng đồng.

Bà Tuyền kể thêm, ngoài vào Lăng viếng Bác, bà cùng Đoàn đại biểu Người có uy tín cũng đã được đến dâng hương, hoa tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Tp. Việt Trì (Phú Thọ); thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ; thăm quan một số mô hình phát triển dược liệu tại Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh). Tại Hà Nội, Đoàn thăm quan Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).

Trong chuyến đi này, bà đã được mở mang tầm nhìn, học hỏi được rất nhiều điều bổ tích. Bà ấn tượng nhất là cách trồng cây ăn quả, làm vườn ở Phú Thọ; học hỏi các phương thức trồng và chế biến thuốc ở Cẩm Phả… Đặc biệt, bà được giao lưu, trao đổi với đội ngũ những Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Yên Bái, để từ đó, có thêm kĩ năng trong tuyên truyền, vận động Nhân dân nơi bà sinh sống.

Ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tặng hoa và trao Bằng khen cho 30 cá nhân là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022
Ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và ông Giàng A Tông, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tặng hoa và trao Bằng khen cho 30 cá nhân là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022

Mới đây (ngày 10/11), nhằm ghi nhận những đóng của đội ngũ Người có uy tín (giai đoạn 2018-2022), UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, năm 2023.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã trao tặng Bằng khen cho 30 cá nhân “đã có thành tích xuất sắc, là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022”. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, chi nhánh Viettel Yên Bái đã hỗ trợ đăng ký thông tin Sim cùng gói cước cho 870 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Xác định Người có uy tín có vai trò đặc biệt quan trọng trong đồng bào DTTS, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín như: cung cấp thông tin cho Người có uy tín; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ Người có uy tín; tổ chức cho Người có uy tín tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; biểu dương, tôn vinh, khen thưởng Người có uy tín…

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, giai đoạn 2018 - 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã mở 33 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 2.497 lượt Người có uy tín. Cấp huyện tổ chức 29 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương cho 2.292 lượt Người có uy tín trên địa bàn. Chuyển phát đầy đủ, đúng định kỳ Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Yên Bái đến 5.517 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái (ngoài cùng bên phải) trao đổi thông tin với đội ngũ Người có uy tín
Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái (ngoài cùng bên phải) trao đổi thông tin với đội ngũ Người có uy tín

Quan tâm thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán hàng năm cho 4.647 lượt Người có uy tín; hàng năm cấp huyện tổ chức gặp mặt tặng quà 01 lần vào dip cuối năm. Thăm hỏi, hỗ trợ vật chất 289 lượt Người có uy tín ốm đau phải nằm viện điều trị tại bệnh viện. Thăm hỏi 70 lượt hộ gia đình Người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai; thăm viếng, động viên khi Người uy tín, thân nhân trong gia đình qua đời.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 07 đoàn gồm 277 Người có uy tín tiêu biểu đi thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại thủ đô Hà Nội và một số tỉnh Miền Bắc, Miền Trung về tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc. Tổ chức đón tiếp, giao lưu, học tập kinh nghiệm với các địa phương khác đến tỉnh, khoảng 30 đoàn, bình quân 45 người/đoàn.

Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã chú trọng, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng Người có uy tín. Theo đó, UBND tỉnh đã tặng 44 Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cho 44 lượt Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tại Hội nghị tuyên dương Người có uy tín năm 2018 và nhân dịp tổng kết 10 năm (năm 2021).

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái đã trang bị phương tiện nghe, nhìn (điện thoại thông minh) cho người có uy tín. Theo đó, Yên Bái đã cấp 242 chiếc điện thoại thông minh cho Người có uy tín phục vụ việc cập nhập các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách của tỉnh, của địa phương. Nhờ đó, tạo điều kiện để các huyện, thị xã lập các nhóm zalo cấp huyện, và cấp tỉnh đối với Người có uy tín. Hiện nay đã có 450 thành viên tham gia…

Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 cho Người có uy tín huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ.
Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 cho Người có uy tín huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ.

Có thể thấy, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín. Nhờ đó, đã tạo động lực giúp Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình trong vùng đồng bào DTTS, tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới… Góp phần cùng các các ủy, chính quyền nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Chương trình học tập thăm quan tại các tỉnh và dâng hương, hoa tại Thủ đô Hà Nội; Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, năm 2023 được cụ thể hóa từ Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Dự án 10; Tiểu dự án 1; nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.