Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Sơn (Hòa Bình): Biến tiềm năng thành lợi thế

Nghĩa Hiệp - 10:14, 04/08/2020

Xóm Sưng và xóm Mó Hém, xã Cao Sơn trước đây từng là xóm thuần nông của một trong những xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thế nhưng giờ đây, diện mạo vùng khó này đang dần đổi thay, cuộc sống người dân từng bước khá lên… Kết quả trên có được nhờ hướng đi đúng đắn của chính quyền và đồng bào DTTS nơi đây trong việc biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.

Phong tục tập quán, nghề truyền thống là những điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước
Phong tục tập quán, nghề truyền thống là những điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước

Nhắc đến xóm Sưng, và xóm Mó Hém trước kia, người dân ở đây đều nhớ đến cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ông Lý Văn Thu, người dân xóm Sưng nhớ lại: “Ngày ấy, nguồn thu nhập của dân làng chúng tôi phụ thuộc vào trồng lúa nương, sắn, chè và nuôi thêm lợn, gà. Kinh tế chủ yếu tự cung, tự cấp. Nhà cửa thì đơn sơ, chông chênh giữa núi đồi, nhìn xung quanh bốn bề chỉ thấy núi, thấy rừng. Đường về trung tâm xã vốn đã xa lại cheo leo, ghồ ghề sỏi, đá. Chúng tôi nghĩ dân mình sẽ nghèo mãi nếu như không làm du lịch cộng đồng”.

Với mong muốn biến tiềm năng thành lợi thế, cùng mục tiêu xóa đói, giảm nghèo lâu dài, năm 2017, tỉnh Hòa Bình đã phối hợp cùng Tổ chức AFAP (tổ chức phi chính phủ của Ôxtraylia) đưa du lịch cộng đồng về với người dân xóm Sưng và xóm Mó Hém. 

Không chỉ đưa ra định hướng phát triển, chính quyền tỉnh Hòa Bình còn tích cực đẩy mạnh truyền thông, liên kết với các công ty du lịch, tạo ra các hoạt động kích cầu để quảng bá du lịch cho xóm Sưng và Mó Hém. Chỉ chưa đầy 3 năm, du lịch cộng đồng xóm Sưng, xóm Mó Hém đã mang lại những dấu ấn riêng. Anh Quách Thanh Sơn, hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Chúng tôi quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội, chuyên trang về du lịch, các món ăn dân tộc, phong tục, tập quán của người Dao. Cảnh đẹp núi rừng cùng quần thể hồ Hòa Bình là những điểm nhấn thu hút du khách quốc tế. Đặc biệt, đồng bào Dao còn thêu thùa, may vá các sản phẩm thủ công và bán trực tiếp cho khách hàng, vừa giữ nghề truyền thống, vừa có thêm thu nhập”.

Ông Lý Văn Thu, một trong những người Dao đầu tiên làm du lịch cộng đồng chia sẻ: “Chúng tôi có cảnh đẹp hoang sơ, có bề dày văn hóa dân tộc thuận lợi làm du lịch cộng đồng, nhưng không biết khai thác. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi được hỗ trợ vốn vay, thay đổi tư duy, nhận thức và được cho đi học cách làm du lịch. Giờ đây ai trong xóm cũng thích làm du lịch”.

Đến nay, tại xóm Sưng và xóm Mó Hém, có 6 Homestay hoạt động đón khách. Các hoạt động tiếp đón khách du lịch được các hộ dân tổ chức chuyên nghiệp và chia làm các tổ, bao gồm: Tổ nhóm ẩm thực, tổ nhóm văn nghệ, tổ tiếp đón... Các tổ, nhóm đều được tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm làm du lịch ở các nơi khác nên cách làm du lịch tại đây rất chuyên nghiệp, lịch sự, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào DTTS vùng cao Tây Bắc.

Ông Vũ Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Để có được sự thay đổi theo hướng tích cực như hiện nay, bên cạnh sự đồng hành của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cơ sở vật chất, định hướng của Nhà nước thì quan trọng hơn cả là sự thay đổi tư duy của người dân. Người dân đã biết nắm bắt cơ hội để thoát nghèo bền vững. 

Hiện nay, lượng du khách đến trải nghiệm, khám phá xóm Sưng, xóm Mó Hén đang ngày một tăng lên, khoảng 80% lượt du khách là người nước ngoài. Bình quân mỗi năm, hai xóm Sưng, Mó Hém đón 900 - 1.100 lượt khách, trong đó có 500 - 600 lượt khách lưu trú. Thông qua con đường du lịch, những sản phẩm do bà con làm ra như chè Shan tuyết, rượu hoẵng, hàng thổ cẩm được giới thiệu, quảng bá, có sức tiêu thụ tốt giúp kinh tế của bà con dần khấm khá. Bình quân thu nhập của người dân hai xóm Sưng, Mó Hém đạt từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Từ một vùng đất không mấy ai biết đến, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, sự nỗ lực của người dân, nên xóm Sưng, xóm Mó Hém đã trở thành điểm đến lý tưởng trong hành trình khám phá các bản làng du lịch cộng đồng ở Hòa Bình. 

Có thể thấy, trong sự phát triển của vùng đồng bào DTTS, ngoài nguồn lực của Nhà nước thì sự năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương cùng sự phát huy nội lực của người dân có vai trò quyết định đến thành công.

Hiện nay, khi dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại một số địa phương trong cả nước, người dân xóm Sưng, xóm Mó Hén đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác khai báo lưu trú, nhất là khách nước ngoài. Các Homestay cũng chủ động nắm rõ quá trình di chuyển của du khách để có biện pháp theo dõi, phòng ngừa, phát hiện dịch bệnh. Hướng dẫn du khách những vấn đề phòng dịch cơ bản nhất, thường xuyên vệ sinh buồng, phòng sạch sẽ để ngăn ngừa dịch bệnh, thể hiện sự chuyên nghiệp, trách nhiệm cao với cộng đồng.

Để có được sự thay đổi theo hướng tích cực như hiện nay, bên cạnh sự đồng hành của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cơ sở vật chất, định hướng của Nhà nước thì quan trọng hơn cả là thay đổi tư duy của người dân. Người dân đã biết nắm bắt cơ hội để thoát nghèo bền vững”.

Ông Vũ Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình

Tin nổi bật trang chủ
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 1 phút trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 phút trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.