Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch cộng đồng ở Điện Biên: Bản khang trang, dân no ấm

PV - 16:52, 10/04/2018

Khi đến Điện Biên, khách du lịch đều mong muốn được tìm hiểu, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa cùng các món đặc sản ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Nắm bắt được nhu cầu đó, từ năm 2003, tỉnh Điện Biên đã triển khai Đề án tổ chức xây dựng bản văn hóa du lịch cộng đồng tại 9 bản gồm: Che Căn, Phiêng Lơi, Him Lam II, Noong Bua, Co Mỵ, bản Ten, U Va, Pe Luông, Bản Mển. Sau 15 năm triển khai Đề án, nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được bà con khai thác, phát huy hiệu quả.

Khai thác di sản văn hóa

Ông Lò Văn Tinh, Trưởng bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên cho biết, năm 2003, bản Mển mới được UBND tỉnh Điện Biên đưa vào Đề án xây dựng bản văn hóa du lịch, nhưng hơn 10 năm trước đó, người dân của bản đã bắt tay vào làm du lịch cộng đồng. Khác với cách làm du lịch ở các bản khác là “mạnh ai người ấy làm”, người dân bản Mển xây dựng mô hình du lịch theo hình thức tập thể, lợi nhuận thu được đều đưa vào quỹ chung, do Bí thư Chi bộ bản nắm giữ.

Từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng, nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Điện Biên được bảo tồn, phát triển. Từ mô hình phát triển du lịch cộng đồng, nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Điện Biên được bảo tồn, phát triển.

 

Dịp này đang là mùa Xuân-mùa Lễ hội Hoa ban nên tuần nào bản Mển cũng đón 1-2 đoàn khách đến đặt cơm, thưởng thức các tiết mục văn nghệ tại bản. Địa điểm bà con làm cơm đãi khách là ngôi nhà sàn văn hóa nằm giữa trung tâm bản. “Hôm nào có đông khách đặt cơm thì mỗi nhà cử một người tham gia nấu ăn, tiếp khách. Hôm nào khách lẻ đặt thì chỉ cần vài chị em phục vụ. Những món ẩm thực chúng tôi đãi khách thường có: xôi nếp trắng; xôi nếp ngũ sắc; thịt gói lá nướng; cá nướng, nộm rau tập tàng; măng đắng luộc-xào; gà luộc chấm muối chanh có vị thơm của hạt mắc khén… Mỗi mâm cơm 6 người ăn với mức giá từ 800-1.000.000 đồng; khách lẻ đặt thì chỉ 100-200.000 đồng/suất”, Trưởng bản Lò Văn Tinh thông tin.

Ngoài ra, bản Mển có đội văn nghệ gồm 22 thành viên tham gia. Các chị em đều hát hay, múa dẻo, sẵn sàng biểu diễn phục vụ khi khách có nhu cầu thưởng thức các điệu múa xòe, múa khăn, múa quạt…

Còn tại bản Che Căn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tham gia Dự án “Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc”, Che Căn được hỗ trợ 9 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để đầu tư, tôn tạo 10 ngôi nhà Thái cổ, phục hồi một số lễ hội dân gian, bảo tồn nhạc cụ cổ truyền và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Thái… Ông Cà Văn Ói, Trưởng bản Che Căn cho biết: “Từ năm 2010, bản đã bắt đầu thành lập các Tổ dệt. Mỗi Tổ có 5 đến 6 người với 1 nghệ nhân. Hằng năm, bản đều tổ chức các lớp học nghề dệt cho các con, cháu trong bản. Mình dệt, thêu khăn, váy áo rồi thì trưng bày trong nhà truyền thống. Khách du lịch đến thăm, nếu họ thích thì mình cũng bán”.

Phát huy hiệu quả du lịch

Có thể khẳng định, trong những năm qua, mô hình du lịch cộng đồng đã làm thay đổi nhận thức và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân trong các bản, làng. Tại bản Mển, xã Thanh Nưa, sau gần 20 năm làm du lịch, đời sống của 110 hộ dân trong bản ngày càng được cải thiện, chuyển biến rõ nét. Toàn bản có tới 60% hộ khá giả, không còn hộ nghèo. “Két sắt” của bản luôn dự trữ khoản quỹ chung từ 200-300 triệu đồng. Nguồn quỹ này sẽ được dùng để hỗ trợ các hộ khó khăn vay vốn làm ăn; đầu tư tu sửa nhà văn hóa cộng đồng; bê tông hóa các con đường nội thôn; mua sắm một số nhạc cụ dân tộc; bát, đĩa phục vụ dịch vụ ẩm thực dân tộc…

Bản văn hóa Ten B, xã Thanh Xương vẫn giữ được nhiều nếp nhà sàn cổ của dân tộc Thái. Bản văn hóa Ten B, xã Thanh Xương vẫn giữ được nhiều nếp nhà sàn cổ của dân tộc Thái.

 

Không chỉ bản Mển mà tại các bản văn hóa-du lịch khác như Phiêng Lơi, Him Lam II, Noong Bua, Co Mỵ, bản Ten, U Va, Pe Luông…, người dân đều có ý thức tự thay đổi lối sống; chủ động cải tạo, nâng cấp nhà cửa, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; chỉnh trang đường làng, ngõ xóm; giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phục dựng lại một số lễ hội truyền thống… để giữ chân du khách.

Ông Quàng Văn Ún, Trưởng bản Ten A, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên chia sẻ: “Mục tiêu xây dựng bản văn hoá cộng đồng bà con đã thấu hiểu được và tập trung giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung tuyên truyền cho bà con tham gia góp đất làm đường giao thông, xây dựng NTM… để bản làng ngày càng sạch đẹp”.

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 3 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 6 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 9 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 11 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.