Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ

Nguyễn Thanh - 08:08, 02/08/2024

Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy, cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã và đang tìm ra cho mình hướng đi phù hợp để thoát nghèo, ấy chính là khơi dậy nội lực, tinh thần cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất của đồng bào các DTTS trong phát triển chăn nuôi, làm kinh tế dưới tán rừng và du lịch trải nghiệm…

Chăn nuôi đại gia súc được Kỳ Sơn xác định là một trong các hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương
Chăn nuôi đại gia súc được Kỳ Sơn xác định là một trong những hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương

Biến khó khăn thành thế mạnh

Sở hữu địa thế khó khăn bậc nhất cả nước, với hơn 98% diện tích đồi núi dễ sạt trượt; chưa kể, địa bàn trải dài, với đường biên giới hơn 203km nên việc phát triển kinh tế ở Kỳ Sơn là điều không hề đơn giản.

Nhưng cán bộ, Nhân dân Kỳ Sơn đã làm gì để từng bước xóa đói giảm nghèo? Ấy là việc tận dụng diện tích hơn 98% là đồi núi, đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái ở Kỳ Sơn đã tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây dược liệu và tiến tới phát triển du lịch trải nghiệm…

Bí thư Chi bộ bản Kim Đa, xã Phà Đánh - Moong Văn Khăm, bảo: Nhà mình đang nuôi 7 con bò, mỗi năm bán vài con để trang trải chi tiêu cuộc sống. Nhà mình cũng trồng thêm rừng để lấy ngắn nuôi dài. Nói đâu xa, cả bản Kim Đa này, bà con đều làm thế để ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Gia đình ông Trưởng bản - Cụt Văn Phòng cũng vậy, phát triển kinh tế chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò. Ông Phòng nhẩm tính, cả bản Kim Đa có hơn 100 con bò và hơn 40 con trâu. Bản có 67 hộ, 309 khẩu, thì chỉ vài hộ là không chăn nuôi trâu, bò. Còn lại, nhà ít thì nuôi 6 -7 con, nhà nhiều nuôi 10 – 20 con trâu, bò…

Còn ở xã Huồi Tụ, người đàn ông dân tộc Mông - Vừ Vả Chống được xem như là cánh chim đầu đàn về phát triển kinh tế rừng, làm du lịch từ rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ông Chống là người đầu tiên trong xã tiên phong trồng rừng pơ mu, sa mu phát triển kinh tế và đã có của ăn của để. Gia tài của ông Chống là hơn 10ha rừng pơ mu với những thân cây cao lớn. Dưới tán rừng pơ mu ông Chống trồng chè Shan Tuyết, thả gà, lợn rừng. Được tán cây pơ mu che nắng, cây chè tuyết san phát triển rất tươi tốt. Mỗi năm ông Chống có thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng từ chè và bán gà, lợn.

Ông Chống kể: Nhiều khách du lịch đã về trải nghiệm dưới tán rừng pơ mu… Mình đang dự định xây dựng các hạng mục để phục vụ khách du lịch. Thực phẩm hằng ngày sẽ lấy từ những sản phẩm mà gia đình chăn nuôi được và mua thêm từ các hộ trong bản.

Rừng pơ mu và chè tuyết Shan của anh Vừ Vả Chống
Rừng pơ mu và chè tuyết Shan của anh Vừ Vả Chống

Trồng rừng, trồng dược liệu, chăn nuôi dựa vào thiên nhiên, phát triển du lịch trải nghiệm… đang là nền kinh tế xanh mà huyện Kỳ Sơn hướng đến. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng cho biết: Cùng với phát triển chăn nuôi, huyện sẽ chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các mô hình kinh tế mang tính chất bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Đặc biệt, việc phát triển du lịch trải nghiệm, phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng… sẽ được chú trọng nhân rộng.

“Bàn đạp” để nền kinh tế xanh phát triển bền vững

Hiện nay, Kỳ Sơn đang đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ phù hợp, kết hợp xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của huyện. Đó là chè Shan tuyết, gừng, sâm Puxailaileng…

Nhận thấy tiềm năng, lợi thế của vùng đất cực Tây xứ Nghệ, ngày 26/7/2024, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN phê duyệt “Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn đến năm 2030”. Đó là hành lang pháp lý, là bàn đạp chắc chắn để Kỳ Sơn phát triển nền kinh tế xanh từ nông nghiệp một cách bền vững nhất.

Nói là “bàn đạp” để nền kinh tế xanh nơi đây phát triển bền vững, bởi mục tiêu mà Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN đề ra chính là khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Điều này, hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế mà Kỳ Sơn đang thực hiện.

Trồng rau sạch, rau hữu cơ đang là hướng phát triển được nhiều xã, bản ở Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng rau cải mẹo trên núi của phụ nữ bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ
Trồng rau sạch, rau hữu cơ đang là hướng phát triển được nhiều xã, bản ở Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng rau cải mèo trên núi của phụ nữ bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ

Theo đó, 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN đề cập, đó là: Phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị đa dụng của rừng; phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững; phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng chất lượng, an toàn thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và bền vững; phát triển thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững; phát triển mô hình kinh tế hợp tác, phát triển làng nghề, du lịch gắn với ngành nghề nông thôn và các giá trị văn hóa cộng đồng; ổn định dân cư, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới.

Cả 6 nhiệm vụ trọng tâm này đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực, xuyên suốt các thế mạnh của huyện. Và được xem như là “xương sống” cho những định hướng, kế hoạch cụ thể mà Kỳ Sơn đã và sẽ làm. Điều trăn trở, băn khoăn nhất để biến các nhiệm vụ trọng tâm này thành hiện thực, là nguồn kinh phí, thì cũng đã được quy định rõ trong Quyết định số 2561/QĐ-BNN-LN, là sử dụng ngân sách nhà nước kết hợp lồng ghép trong các chương trình MTQG cùng với chương trình, kế hoạch, dự án khác, thu từ dịch vụ môi trường rừng và các nguồn hợp pháp khác.

Có ai đó từng nói: Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy; cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn đã và đang tìm ra cho mình hướng đi, “lối thoát” phù hợp. Điều đó càng khẳng định thêm sự trăn trở, quyết tâm làm sao để hiện thực khát vọng thoát nghèo của địa phương và hiện nay khi có cơ chế, chính sách, đường hướng phát triển phù hợp, thì khát vọng ấy sẽ sớm trở thành hiện thực.

Tin cùng chuyên mục
"Ốc đảo" Hữu Khuông - một cái nhìn lạc quan về tương lai

"Ốc đảo" Hữu Khuông - một cái nhìn lạc quan về tương lai

Trong chuyến công tác mới đây vào “ốc đảo” Hữu Khuông, một xã thuộc vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ của huyện Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi sửng sốt trước những trụ cầu bê tông sừng sững như mọc lên giữa mặt hồ xanh biếc. Hỏi chuyện, mới hay, còn nhiều công trình được Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng như thế ở vùng đất xa xôi, cách trở này; và hầu hết việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công… qua nhiều chặng đường; bằng thuyền, phà dập dềnh theo sóng nước.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.