Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững: Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Sỹ Hào - 16:02, 28/05/2023

Các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành thời gian qua đều có quy định ưu tiên tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ DTTS sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có thu nhập ổn định từ rừng. Nhưng cơ chế, chính sách không “bắt nhịp” được với thực tế nên hiệu quả giảm nghèo không đạt như kỳ vọng.

Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp góp phần quan trọng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. (Ảnh minh họa)
Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp góp phần quan trọng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. (Ảnh minh họa)

Góp phần định canh, định cư

Từ sau Đại hội VI của Đảng (1986), Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng để từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường. Một trong số đó là việc thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi năm 2004 và năm 2016); trong đó thay đổi việc coi ngành Lâm nghiệp từ một ngành do Nhà nước kiểm soát thành ngành do cộng đồng quản lý để khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong bảo vệ rừng và phát triển sản xuất lâm nghiệp.

Chính phủ cũng đã ban hành, thực hiện nhiều chương trình, dự án để thúc đẩy phát triển ngành Lâm nghiệp gắn với giảm nghèo cho người dân phụ thuộc vào rừng. Điển hình là Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992, triển khai trong giai đoạn 1993 - 1998 (Chương trình 327); kế đó là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, triển khai trong giai đoạn 1998 - 2010 (Chương trình 661).

Thu nhập của người dân làm nghề rừng, nhận khoán bảo vệ rừng vẫn rất thấp. (Ảnh minh họa)
Thu nhập của người dân làm nghề rừng, nhận khoán bảo vệ rừng vẫn rất thấp. (Ảnh minh họa)

Hai chương trình phát triển lâm nghiệp này thực hiện trong thời kỳ mà tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm rẫy diễn ra ở nhiều địa phương. Một thống kê của Ủy ban Dân tộc cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2017, tổng số dân di cư trên cả nước là 67.000 hộ; trong đó, tại các khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống như Tây Bắc là hơn 5.800 hộ, Tây Nguyên hơn 5.900 hộ, Tây Nam bộ hơn 2.000 hộ. Do đó, trong Chương trình 327 và Chương trình 661, chính sách bảo vệ, phát triển rừng đều gắn với công tác định canh, định cư nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo đó, trong Chương trình 327, Chính phủ đặt mục tiêu “thực hiện dứt điểm, có hiệu quả việc chuyển đồng bào ở các thôn bản còn du canh, du cư, đốt phá rừng làm rẫy sang định canh làm nghề rừng, tạo ra sản phẩm hàng hóa”. Còn với Chương trình 661, bên cạnh chính sách tín dụng thì Chính phủ yêu cầu “thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng bổ sung và trồng mới”. Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đã có 1.249.602 hộ gia đình tham gia Chương trình 661, trong đó gần 40% là hộ nghèo.

Các chính sách được ban hành đã tạo ra một phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, từ đó tăng tỷ lệ che phủ rừng. Theo số liệu của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), năm 1998, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước là 32%, đến năm 2010 là 39,5% và hiện nay đã tăng lên 42,02%. Việt Nam trở thành một trong những nước thuộc TOP đầu thế giới về tỷ lệ che phủ rừng (bình quân tỷ lệ che phủ rừng của thế giới hiện chỉ khoảng 29%); tình trạng du canh, du cư cũng cơ bản được giải quyết.

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một định hướng chính sách đúng đắn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Ba Na ở huyện An Lão, Bình Định trồng chè dưới tán rừng - Ảnh: VOV)
Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một định hướng chính sách đúng đắn. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Ba Na ở huyện An Lão, Bình Định trồng chè dưới tán rừng - Ảnh: VOV)

Thu nhập từ rừng vẫn thấp

Mặc dù đã đạt thành tựu trong bảo vệ, phát triển rừng nhưng Chương trình 327, Chương trình 661 chưa tạo được nhiều dấu ấn rõ nét trong công tác giảm nghèo cho các địa phương có rừng. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong 13 năm thực hiện (1998 - 2010) Chương trình 661 đã tạo được việc làm cho 4,7 triệu người. Từ năm 2011, người trồng rừng có thêm nguồn thu mới từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010.

Dù có thêm nguồn chi trả mới thì thu nhập của người dân làm nghề rừng, nhận khoán bảo vệ rừng vẫn rất thấp. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, sau khi Nghị định số 99/2010/NĐ-CP có hiệu lực thì người dân làm nghề rừng cũng chỉ có thu nhập trung bình 1,8 triệu đồng/ha/năm.

Vì vậy, kết quả giảm nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn cũng chật vật. Theo khảo sát của Bộ NN&PTNT, trong 5 năm (2007 - 2012), tỷ lệ nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 chỉ giảm được 8,3%, từ 57,5% xuống 49,2%; bình quân mỗi năm giảm được hơn 1,6%, theo chuẩn nghèo đơn chiều.

Luật Lâm nghiệp 2017 chưa có quy định nào cho thuê DVMTR để phát triển dược liệu dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. (Ảnh minh họa)
Luật Lâm nghiệp 2017 chưa có quy định nào cho thuê DVMTR để phát triển dược liệu dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. (Ảnh minh họa)

Thực trạng này một phần xuất phát từ nguồn chi trả DVMTR chưa thực sự “trúng” đối tượng là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở địa bàn đặc biệt khó khăn có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Chỉ tính giai đoạn 2017 - 2022, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 5 nhóm đối tượng hưởng lợi chính sách DVMTR thì có 259.139 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân chỉ được chi trả 943 tỷ đồng; trong khi có 231 Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng được chi trả 7.286 tỷ đồng, 96 công ty lâm nghiệp được chi trả 1.499 tỷ đồng.

Một chính sách phát triển lâm nghiệp khác cũng được kỳ vọng thúc đẩy giảm nghèo cho người làm nghề rừng là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020. Dù được kỳ vọng rất lớn nhưng chính sách được quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP vẫn chưa tạo đột phá trong mục tiêu phát triển lâm nghiệp gắn với công tác giảm nghèo.

Theo đại biểu Triệu Thị Huyền (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái), thu nhập của người dân miền núi chủ yếu dựa vào việc nhận khoán bảo vệ rừng, trong khi chính sách khoán bảo vệ rừng quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP chỉ khoán định mức 400.000 đồng/ha/năm; hạn mức tối đa không quá 30 ha/hộ/năm.

“Như vậy, thu nhập bình quân của một gia đình với 4 người cũng chỉ có khoảng 200.000 - 500.000 đồng/người/tháng. Mức thu nhập này còn thấp hơn mức chuẩn nghèo đa chiều của giai đoạn 2022 - 2025”, đại biểu Huyền phân tích.

Rào cản pháp lý

Giai đoạn 2021 - 2025, nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững được lồng ghép trong Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719). Mục tiêu bao trùm của Dự án là phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng, nhưng để đạt được mục tiêu này thì vẫn còn rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ.

Nguồn chi trả DVMTR chưa thực sự “trúng” đối tượng là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở địa bàn đặc biệt khó khăn có sinh kế phụ thuộc vào rừng. (Ảnh minh họa)
Nguồn chi trả DVMTR chưa thực sự “trúng” đối tượng là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS ở địa bàn đặc biệt khó khăn có sinh kế phụ thuộc vào rừng. (Ảnh minh họa)

Trong Dự án 3 của Chương trình MTQG, Tiểu dự án 1 “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” được giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì. Nhưng hiện nay, Bộ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện; đồng thời cũng chưa có động thái để dự thảo quy định định mức khoán bảo vệ, phát triển rừng mới, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác giảm nghèo. Vì vậy, các địa phương khi triển khai Tiểu dự án 1 đều căn cứ vào định mức được ban hành theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015.

Đơn cử như Cao Bằng, ngày 16/9/2022, Sở NN&PTNT tỉnh này đã ban hành Công văn số 1987/SNN-KHTC về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719. Theo hướng dẫn tạm thời này thì người nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ được chi trả 400 nghìn đồng/ha/năm. Nếu không có cơ chế, chính sách đột phá trong định mức giao khoán bảo vệ rừng thì mục tiêu “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” rất khó đạt.

Đặc biệt, trong Nội dung số 02 của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG 1719 là “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý”. Đây là nội dung do Bộ Y tế chủ trì chủ trì; tuy nhiên, nhiều chuyên gia về luật nhận định, giải pháp này sẽ gặp một số rào cản pháp lý theo Luật Lâm nghiệp 2017.

Theo Luật sư Hà Huy Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nhu cầu về dược liệu trong nước gần 60 nghìn tấn/năm, nhưng hiện Việt Nam mới chỉ cung cấp được khoảng 15 nghìn tấn/năm, phần còn lại phải nhập khẩu. Do đó, việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là một định hướng chính sách đúng đắn.

“Tuy nhiên, hiện việc phát triển cây dược liệu nói chung và dược liệu dưới tán rừng nói riêng chưa có một hành lang pháp lý độc lập mà ẩn dưới các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, các quy định về đất đai”, ông Phong cho biết.

Theo ông Phong, cây dược liệu phát triển trưởng tốt trong hệ sinh quyển đặc thù của vùng đệm các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Nhưng Luật Lâm nghiệp 2017 chưa có quy định nào cho thuê DVMTR để phát triển dược liệu dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đây là rào cản pháp lý rất lớn trong việc phát triển mô hình kinh tế dược liệu dưới tán rừng.

Khi thảo luận tại nghị trường Quốc hội về Chương trình MTQG 1917, đại biểu Triệu Thị Huyền  cũng đã đề xuất “cởi trói” để phát triển kinh tế dưới tán rừng. Theo đại biểu, Chính phủ cần sửa đổi chính sách cho thuê DVMTR theo hướng thông thoáng hơn để giúp người dân dễ dàng tiếp cận phát triển kinh tế dưới tán rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; qua đó để đồng bào yên tâm phấn đấu thoát nghèo và có thể vươn lên làm giàu từ rừng.

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 4 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...