Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phố núi rộn tiếng cồng chiêng

Ngọc Thu - 21:52, 21/04/2023

Không chỉ giới hạn trong không gian làng ở vùng cao, giờ đây, vào dịp cuối tuần, những thanh âm cồng chiêng vang vọng khắp phố phường Pleiku (Gia Lai). Giữa đô thị, tiếng cồng chiêng rộn rã, kết nối con người xích lại gần nhau, giao lưu văn hóa làm cho tâm hồn rộng mở, phóng khoáng.

Đều đặn tối thứ 7 hàng tuần, người dân phố núi Pleiku đến Quảng trường Đại đoàn kết tham gia Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần - thưởng thức và trải nghiệm”.
Đều đặn tối thứ 7 hàng tuần, người dân phố núi Pleiku đến Quảng trường Đại đoàn kết tham gia Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần - thưởng thức và trải nghiệm”.

Cồng chiêng ra phố

Đã thành thông lệ, tối thứ 7 hằng tuần, người dân phố núi Pleiku lại hân hoan đến Quảng trường Đại đoàn kết chờ đón các đoàn nghệ nhân trình diễn cồng chiêng trong Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần - thưởng thức và trải nghiệm”, do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức. Hàng ngàn người dân và du khách đã được sống trong những thanh âm hội hè và trải nghiệm cồng chiêng cùng các nghệ nhân Ba Na và Gia Rai. 

Tuần này, đến lượt Đoàn nghệ nhân Gia Rai của làng làng Chuét Ngol (xã Chư Á, Tp. Pleiku) biểu diễn. Ngay từ buổi chiều, dưới gốc cây cổ thụ, đoàn nghệ nhân gồm 31 người đã sẵn sàng chuẩn bị trình diễn cồng chiêng phục vụ người dân và du khách. Trong đêm, tiếng chiêng, tiếng trống trầm hùng cất lên lấn át sự ồn ào nơi phố thị.

Nghệ nhân Rah Lan H’Hoănh phấn khởi nói: “Được trình diễn cồng chiêng ngay giữa thành phố, mình vui lắm. Đội cồng chiêng còn tìm ra nhiều bài chiêng mới, hay để phục vụ khán giả thêm phần hấp dẫn”.

Thanh âm cồng chiêng vang vọng, thu hút ngày càng đông người dân và du khách đến với Quảng trường Đại Đoàn Kết. Các nghệ nhân Gia Rai trình diễn cồng chiêng đầy ngẫu hứng. Những vòng xoang nhịp nhàng được nối dài bởi du khách nhiệt tình tham gia…

Dưới bóng cây cao to lừng lững, từng nhóm người ngồi thưởng thức đặc sản, mời nhau vít từng can rượu cần, im lặng lắng nghe thanh âm cồng chiêng vọng lại, thưởng thức không gian đêm hội làng được diễn ra ngay trung tâm thành phố.

Chị Trần Hoàng Ngọc Hà (du khách Hà Nội) cho biết: “Mình rất vui khi được trực tiếp tham gia vào không gian cồng chiêng ngay tại thành phố. Âm thanh cồng chiêng mạnh mẽ, thôi thúc mình hòa vào vòng xoang của các bạn nữ. Một sự trải nghiệm thật thú vị và đáng nhớ!”.

Các nghệ nhân người Gia Rai chuẩn bị cho màn trình diễn cồng chiêng phục vụ khán giả.
Các nghệ nhân người Gia Rai chuẩn bị cho màn trình diễn cồng chiêng phục vụ khán giả

Chiếc gùi đong đầy tình cảm

Xuyên suốt các đêm trình diễn cồng chiêng, điều khiến mọi người quan tâm, ấn tượng đó là chiếc gùi được đặt ngay dưới cây nêu. Chiếc gùi vốn là vật bất ly thân trong sinh hoạt cũng như sản xuất của đồng bào DTTS Gia Lai. Gùi đựng cơm, đựng nước khi lên rẫy, chiếc gùi đựng gạo, đựng rau cho đồng bào ăn. Giờ đây, chiếc gùi còn chứa đựng tình cảm của người dân, khán giả dành cho nghệ nhân. Để rồi sau mỗi nhịp chiêng, vòng xoang, khán giả lại vui mừng đặt những đồng tiền chứa chan tình cảm vào chiếc gùi như thầm động viên, khích lệ các nghệ nhân.

Anh Rơ Lan Lâm, Trưởng thôn, Trưởng đoàn nghệ nhân làng Chuét Ngol, (xã Chư Á, Tp. Pleiku) tâm sự: “Sau mỗi đêm trình diễn, mình và các nghệ nhân đều mong chờ đến lượt trình diễn cho khán giả thưởng thức. Đây không chỉ là niềm đam mê âm nhạc mà còn là niềm tự hào về văn hoá dân tộc. Mình rất mong có nhiều chương trình như thế này để dân làng được thỏa sức trình diễn, giao lưu với mọi người”.

Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần - thưởng thức và trải nghiệm” mang ý nghĩa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là kinh phí hoạt động, bởi mọi chi phí cho chương trình đều phụ thuộc vào nguồn xã hội hóa. Là người tổ chức chương trình từ năm 2022 đến nay, Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) trăn trở: “Các đội cồng chiêng ở cấp huyện có đăng ký lên TP. Pleiku biểu diễn để giới thiệu văn hóa truyền thống của địa phương mình, thế nhưng lại không có kinh phí ăn ở, đi lại”.

Các thiếu nữ Tây Nguyên bên "chiếc gùi từ thiện".
Các thiếu nữ Tây Nguyên bên "chiếc gùi từ thiện".

Việc tìm đâu ra nguồn kinh phí để duy trì một hoạt động có tác động đến văn hóa, du lịch của địa phương đang làm đau đầu các nhà tổ chức, quản lý văn hóa. “Rồi tuần sau, tuần sau nữa, chương trình có còn đủ sức để “chạy” nữa không? Khó quá, nhưng chúng tôi vẫn muốn thử sức thêm như là một cách góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng”, ông Nguyễn Quang Tuệ bộc bạch.

Để Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần - thưởng thức và trải nghiệm” phát huy và lan tỏa, ngoài “chiếc gùi” đong đầy tình cảm của khán giả ưu ái dành cho các đoàn nghệ nhân trình diễn hằng đêm, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành của tỉnh bằng những chính sách, cơ chế cụ thể. Cần đưa chương trình này vào cùng với những hoạt động phát triển di sản văn hóa tổng thể của địa phương, tạo thành nguồn lực chiến lược, nguồn tài nguyên đặc biệt có giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 5 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.