Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Pờ Dần Xinh Người hùng xã Sín Thầu

PV - 08:45, 12/03/2018

Biết chúng tôi có chuyến công tác lên Mường Nhé (Điện Biên) anh bạn của tôi đang công tác ở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng nhắn nhủ: Lên Mường Nhé nhớ đến thăm ông Pờ Dần Xinh, nguyên Chủ tịch, Bí thư xã Sín Thầu, nay là Bí thư Chi bộ bản Tả Kố Khừ, người được bà con rất tin yêu, nể trọng…

Đuổi thuốc phiện ra khỏi bản làng

Nói về ông Pờ Dần Xinh bằng sự cảm phục, quý mến, ông Chang Váng Sinh, bản Tá Miếu, xã Sín Thầu cho biết: Ông ấy có công rất lớn đối với bà con ở Sín Thầu. Trước năm 1990, nhà nào ở Sín Thầu cũng trồng thuốc phiện. Vì thế, cả xã khi đó có hơn 1.300 người thì đã có tới gần 110 người nghiện. Thuốc phiện đã khiến sức khỏe của bà con suy yếu, trở nên lười biếng, bỏ hoang hóa nương rẫy, nghèo đói bủa vây khắp bản làng. Lúc dân bản khốn khó nhất thì ông Xinh là một trong những người tiên phong ở Sín Thầu tuyên truyền, vận động và giúp bà con cai nghiện thành công.

Ông Pờ Dần Xinh cùng Bộ đội Biên phòng xem Quyết định của Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian năm 2016. Ông Pờ Dần Xinh cùng Bộ đội Biên phòng xem Quyết định của Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian năm 2016.

Để bà con nghe theo những lời mình nói, ông Pờ Dần Xinh đã vận động, thuyết phục mẹ vợ là bà Pờ Lồng Sừ (người đã nghiện suốt mấy chục năm) và người em vợ Sừng Khai thực hiện cai nghiện tại nhà trước. Với mong muốn bà Pờ Lồng Sừ từ bỏ được thuốc phiện, vợ chồng ông Xinh đã đưa bà về nhà ông để cai nghiện. Hằng ngày vợ ông sẽ chăm sóc, động viên bà vượt qua những cơn thèm thuốc. Do sức khỏe yếu, tuổi đã cao nên bà Pờ Lồng Sừ phải cai đến 3 lần mới thành công. Từ đây, ông lần lượt vận động những người nghiện khác trong xã tham gia cai nghiện.

“Người nào trên 35 tuổi, chúng tôi giữ lại tại UBND xã lao động công ích, mục đích là để họ cách ly với thuốc phiện. Người dưới 35 tuổi, cai nghiện bằng cách tham gia làm nhà giúp bà con khu vực biên giới. Sau 3 tháng kiên trì cai nghiện, dưới sự giám sát của lãnh đạo xã, những người có uy tín…, hầu hết bà con ở Sín Thầu đã từ bỏ được thuốc phiện”, ông Xinh chia sẻ.

Từ những đóng góp bước đầu và vô cùng ý nghĩa của ông Pờ Dần Xinh đã giúp Sín Thầu ngày nay vươn lên trở thành địa phương tiêu biểu với “bốn không”. Đó là xã duy nhất trong huyện Mường Nhé không có người nghiện, không phá rừng, không di cư và không truyền đạo trái phép.

Không chỉ là người hùng trong cuộc chiến nói không với ma túy, giúp nhiều bà con cai nghiện thành công, ông Xinh còn là một điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ chăm chỉ, cần cù lao động, đến nay ông Xinh đã nắm giữ trong tay 6.000m2 ao nuôi cá; 50 con trâu, bò; 7 ha sa nhân bắt đầu cho thu hoạch và vài chục con lợn thịt… Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, ông có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Bảo tồn văn hóa dân tộc

Khi đời sống bà con dần ổn định, kinh tế gia đình ngày một khấm khá, ông Pờ Dần Xinh nhận thấy, nhiều nét văn hóa của người Hà Nhì đang dần bị mai một. Ông lại trăn trở làm sao để có thể lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì, gìn giữ cho các thế hệ con cháu.

Nghĩ là làm, ông lại bắt tay vào việc sưu tầm những câu chuyện kể truyền miệng của người Hà Nhì (dân tộc Hà Nhì có tiếng nói riêng, nhưng không có chữ viết); những phong tục tập quán tốt đẹp, những câu hát, điệu lý Hà Nhì cổ... Cứ bản nào có người am hiểu sâu sắc một nét văn hóa nào đó của người Hà Nhì là ông lặn lội tìm đến để nghe, rồi ghi ghi chép chép cẩn thận vào một cuốn sổ nhỏ.

Ghi nhận công lao của ông Pờ Dần Xinh, năm 2016, Chủ tịch nước đã trao tặng ông danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa dân gian vì có công nắm giữ, truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống...

Với lối sống giản dị, cần cù, sáng tạo, gương mẫu nên uy tín của ông trong cộng đồng rất cao. Nhiều cặp vợ chồng trong xã xảy ra mâu thuẫn thì có ông Xinh đứng ra giải quyết là hòa thuận ngay. Ông là người đầu tiên quyết “bám cái chữ” nên 10 năm liền ông không quản ngại gian khó để đi bộ vượt rừng, lội suối từ Sín Thầu ra Mường Nhé (60-70km) theo học chữ. Ngày nay, cái chữ đã mang lại cho ông nhiều thứ: tri thức, của cải, con cái hiểu biết... Noi gương ông, 5 người con của ông đều đã học hết đại học. Nhiều gia đình trong xã muốn cho con cái đi học cũng đến nhà hỏi ý kiến tư vấn của ông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô từng nhận xét: Ông Pờ Dần Xinh là một trong những lãnh đạo xã có uy tín nhất trong cộng đồng; giúp địa phương xóa bỏ nhiều hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Ông là một minh chứng sống động cho vai trò, ý nghĩa lớn lao của già làng, trưởng bản, nghệ nhân có uy tín trong phong trào xây dựng nếp sống mới; đồng thời bảo tồn và phát huy văn hóa cộng đồng. Trong nhiều năm liên tục, gia đình ông được UBND tỉnh Điện Biên và UBND huyện Mường Nhé tặng nhiều Bằng khen, giấy khen về hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi…

NGUYỄN THỊNH

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 7 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.