Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hoàng Quý - 15:19, 22/05/2024

Sáng 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã tiến hành xem xét Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 do Chính phủ trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Về căn cứ, cơ sở điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ, căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cùng các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan. Căn cứ Nghị quyết số 100/2023/QH15 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tại mục 2.2 đối với lĩnh vực công tác dân tộc, Quốc hội giao Chính phủ: “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chủ trì Chương trình phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các bộ ngành và các địa phương.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình.

Về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người DTTS; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người DTTS và vùng đồng bào DTTS, con em vùng đồng bào DTTS, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định tại Điều 20 và đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cũng như bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật Đầu tư công.

Về tên gọi của Tờ trình Chính phủ, Chính phủ đề xuất với tên gọi trong Tờ trình là: “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, nội dung đề xuất điều chỉnh chủ yếu liên quan đến một số công trình đầu tư cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa không nằm trong địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện nay. Như vậy, tính chất, nội dung điều chỉnh không lớn mà chỉ cụ thể hóa, làm rõ thêm về phạm vi thực hiện. Hội đồng Dân tộc cho rằng tên gọi phù hợp trong Tờ trình Chính phủ nên sửa đổi là: Báo cáo đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN gồm: nguồn vốn của Chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.

Thứ nhất, tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Thứ hai, về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình, quy định đối tượng Chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển của Chính phủ.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Mặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được Quốc hội phân bổ.

Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp lần thứ 7, không ban hành nghị quyết riêng.

Tin cùng chuyên mục
Quyết tâm dồn lực hoàn thành thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Quyết tâm dồn lực hoàn thành thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Sáng 23/6, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, tiếp tục chương trình đi thị sát, kiểm tra tiến độ thi công các công trình thuộc Dự án Đường dây (ĐZ) 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với một số các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Tin nổi bật trang chủ
Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Phóng sự - Thanh Hải - 19:57, 23/06/2024
Từ ý chí thống nhất “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng ngày một no ấm, hạnh phúc. Qua 5 năm (2019-2024), thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Con Cuông lần thứ III, 2019, phát huy tinh thần đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và đồng bào các DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của Con Cuông đã từng bước phát triển. Trong đó, nổi bật là tỷ lệ giảm nghèo ở vùng đất khó khăn đặc biệt này mỗi năm đạt hơn 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn là gần 7%; thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt hơn 41 triệu đồng…
Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Pháp luật - Minh Nhật - 19:40, 23/06/2024
Những năm gần đây, thương lái nước ngoài luôn có chiêu trò thu mua các nông sản "lạ", như: Đỉa, ốc bươu vàng, giun đất, lá bàng khô, lá điều khô, hạt na, cam non, búp thanh long, bọ xít đen… Chưa rõ động cơ của các thương lái có nhằm phá hoại kinh tế hay không, nhưng dễ thấy là họ đã kiếm lợi rất lớn bằng chiêu trò như vậy.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 23/06/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Quản Bạ (Hà Giang):

Quản Bạ (Hà Giang): "Thức dậy" những tiềm năng du lịch

Kinh tế - Vũ Mừng - Hoàng Chính - 19:20, 23/06/2024
Trong những năm gần đây, Quản Bạ được xem là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Giang, bởi sự kết hợp hài hòa giữa sơn thủy hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 19:02, 23/06/2024
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là đối với địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đội ngũ đảng viên người DTTS đang đóng vai trò then chốt, là lực lượng "nòng cốt" trong các phong trào thi đua. Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, việc phát triển đảng viên là người DTTS không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi mỗi địa phương cần có cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua. Trong kỳ họp lần thứ 7 này, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Media - Trọng Bảo - 18:51, 23/06/2024
Trong năm 2023, toàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 3 người bị thương. Còn đầu tháng 4 năm nay, trên tuyến đường sắt qua địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng giữa tàu goòng và xe đạp điện, khiến 2 người tử vong.
Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Xã hội - PV - 18:33, 23/06/2024
Nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trên địa bàn các huyện miền núi khó khăn Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), thời gian qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International tại Việt Nam) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và Tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC triển khai Dự án “Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi”. Đến nay, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non cũng như thay đổi tư duy, nhận thức và cách chăm sóc trẻ của phụ huynh.
Mùa sen...

Mùa sen...

Giải trí - Ngô Thế Lâm - 18:29, 23/06/2024
Hiếm có nơi nào như đất nước ta, khi thiên nhiên hào phóng ban tặng cả bốn mùa ngập tràn hương sắc của các loài hoa. Và mỗi khi mùa hạ về, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loài hoa thanh cao, cao quý, tượng trưng cho quốc hồn, quốc tuý của dân tộc: Hoa sen!
Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Trang địa phương - Công Minh - 18:10, 23/06/2024
Được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với tên tuổi của những nhà cách mạng kiệt xuất, xã Nghĩa Trụ chính là niềm tự hào của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Kế thừa bề dày lịch sử, lẫn tiềm năng thế mạnh sẵn có, những năm qua Nghĩa Trụ đã vươn mình trở thành xã nông thôn mới nâng cao, với cơ sở hạ tầng khang trang, kinh tế phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện.
Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 18:06, 23/06/2024
Những bộ phim về đề tài dân tộc, miền núi với văn hóa, phong tục, cảnh đẹp thực sự thu hút nhiều khán giả. Tuy nhiên mảng điện ảnh này vẫn còn yếu và thiếu để có thể thu hút nhiều người đến du lịch, trải nghiệm với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nếu được đầu tư, triển khai nhiều đề tài điện ảnh về mảng này thì đây thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế du lịch miền núi phát triển.