Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quyền lợi người trồng rừng nhìn từ Chương trình 327, 661

PV - 14:15, 24/04/2018

Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Chương trình 327) và Dự án trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661) đều chung mục tiêu là tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ rừng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sau 24 năm, nhiều hộ tham gia chưa được hưởng lợi.

“Ngồi mát ăn bát vàng”

Năm 1993, theo lời kêu gọi của Lâm trường Ngân Sơn (nay thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn), hàng trăm hộ đồng bào DTTS ở các xã: Vân Tùng, Đức Vân, Bằng Vân (huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn) đã tham gia nhận đất trồng rừng 327, trong đó có hàng trăm ha rừng thông ở độ tuổi 2-3 năm. Với diện tích đất có rừng thông, các hộ có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ.

Gia đình ông Lường Văn Ngọc (Tuần Giáo, Điện Biên) tích cực chăm sóc cánh rừng với hy vọng sớm được khai thác. (Ảnh tư liệu) Gia đình ông Lường Văn Ngọc (Tuần Giáo, Điện Biên)tích cực chăm sóc cánh rừng với hy vọng sớm được khai thác. (Ảnh tư liệu)

 

Vậy nhưng, năm 2009, khi hàng chục ha rừng thông ở các xã Đức Vân, Vân Tùng được Lâm trường Ngân Sơn tổ chức khai thác, các hộ nhận khoán được trả công chăm sóc, bảo vệ rất bèo bọt. Định mức “trả công” chăm sóc được Lâm trường đưa ra là 100.000 đồng/ha/năm đối với rừng thông trồng, còn đối với rừng tự nhiên 50.000 đồng/ha/năm.

Gia đình ông Triệu Văn Thịnh, dân tộc Dao, ở thôn Phiêng Dượng (xã Đức Vân) nhận khoán bảo vệ, chăm sóc 9ha rừng thông. Với định mức được trả 100.000 đồng/ha thì sau 17 năm (từ lúc nhận khoán năm 1993 đến khi Lâm trường khai thác năm 2009), gia đình ông được nhận 1,7 triệu đồng/ha; tương ứng với 9ha nhận khoán, tổng số tiền gia đình nhận được là 15,3 triệu đồng.

Trong khi đó, cây thông đem lại giá trị kinh tế không nhỏ. Khi khai thác đúng độ tuổi (20 năm tuổi trở lên) thì một cây thông có thể cho 4-5kg nhựa/năm. Với giá bán dao động từ 42-50 nghìn đồng/kg như hiện nay, một cây thông có thể đem lại thu nhập xấp xỉ 250 nghìn đồng/cây/năm. Một ha thông ít nhất có thể trồng 1.500 cây cho đến 3.000 cây. Vị chi, từ khai thác nhựa, mỗi ha thông sẽ cho thu nhập dao động từ 3,7-7,5 tỷ đồng/năm.

Ấy là chưa kể, một cây thông có thể cho nhựa trong thời gian 20 năm nếu như khai thác đúng kỹ thuật. Hơn nữa, sau khi hết nhựa, gỗ thông cũng có giá trị kinh tế cao; mỗi m3 có giá gần hai triệu đồng, một ha rừng thông có sản lượng gỗ trên dưới 100m3.

Với phép tính trên cho thấy, bên giao khoán (Lâm trường Ngân Sơn) đang “ngồi mát ăn bát vàng”. Bởi phần khó nhất là giai đoạn chăm sóc, bảo vệ thông đến khi có thể khai thác thì các hộ nhận khoán đã làm hết. Nhưng khi “ăn quả” thì chỉ mỗi mình bên giao khoán hưởng lợi (?!).

Người dân bao giờ được hưởng thành quả?

Chương trình 327 kết thúc vào năm 1998, kế thừa là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định thì sau 7 năm, số rừng trồng mới (chủ yếu là rừng trồng keo lai, mỡ,…) sẽ được phép khai thác, sau 10 năm các hộ trồng rừng sẽ được quyết toán và hưởng 50% lợi tức từ những diện tích cải tạo rừng nghèo, đất trống, đồi núi trọc. Tuy nhiên, thực tế lại không như quy định.

Gia đình ông Lường Văn Ngọc là hộ đầu tiên tham gia Dự án 661 ở bản Đông, thị trấn Tuần Giáo (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) vào năm 2001. Sau 16 năm, hiện gia đình ông đang có 39ha rừng thông, mỡ và keo lai. Trong đó, diện tích rừng keo lai, mỡ đã quá tuổi, nhưng gia đình ông chưa thể tiến hành khai thác vì hồ sơ quyết toán dự án không còn.

Không chỉ riêng gia đình ông Ngọc mà rất nhiều hộ nhận khoán đất rừng 661 ở Tuần Giáo hiện nay vẫn chưa thể hưởng lợi từ rừng chỉ vì… thiếu giấy tờ. Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo, từ năm 1999-2011, toàn huyện có gần 9.000ha rừng được giao khoán chăm sóc, trên 44.000ha được giao khoán bảo vệ, trên 72.000ha khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tổng giá trị giải ngân thanh toán cho các hộ nhận khoán trên 24 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, do những bản sao, chứng từ lưu giữ ở Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên đã mờ, không thể xác định được số liệu chính xác nên chưa thể hoàn thiện hồ sơ quyết toán cho các hộ nhận khoán, đồng nghĩa các hộ trồng rừng 661 chưa thể khai thác.

Được biết, để có cơ sở quyết toán nhiều diện tích rừng 661, 327, huyện Tuần Giáo đang được UBND tỉnh Điện Biên cho phép sử dụng phương pháp thực địa để lập lại dữ liệu. Điều này chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian, và khi Tuần Giáo thí điểm xong thì mới áp dụng cho các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để “gỡ khó” cho người trồng rừng.

Như vậy, người trồng rừng 661 sẽ vẫn phải chờ đến khi có số liệu “rõ ràng” thì mới được khai thác diện tích rừng trồng trong hàng chục năm qua.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.