Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sai phạm về cấp đất cho người dân

PV - 09:56, 25/05/2018

Mặc dù, đất của gia đình ông Trần Đình Minh ở thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh sử dụng ổn định từ năm 1996, không tranh chấp. Thế nhưng không hiểu vì lý do nào mà chính quyền ở đây lại làm thủ tục cấp đất ở cho 6 hộ dân khác.

Thửa đất của gia đình ông Minh bị chính quyền tự ý cấp cho 6 hộ khác nhau. Thửa đất của gia đình ông Minh bị chính quyền tự ý cấp cho 6 hộ khác nhau.

 

Theo đơn kiến nghị của ông Trần Đình Minh, ở thôn Trúc Lâm xã Gio Quang, huyện Gio Linh gửi các cơ quan chức năng. Năm 1996 gia đình ông tiến hành khai hoang vùng đất hoang hóa tại thôn Trúc Lâm để sản xuất với diện tích 8525m2. Năm 2003, gia đình ông Minh làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ và được UBND huyện Gio Linh cấp CNQSDĐ số hiệu X551581 với diện tích 304m2.

Tháng 8/2017, gia đình ông Minh tiến hành xây dựng hàng rào bảo vệ, các hộ dân gồm Hoàng Thị Lan, Lê Văn Thông, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Thị Thu ở thôn Trúc Lâm và hộ Hoàng Xuân Độ ở thôn Kỳ Trúc đến tranh chấp ngăn cản không cho gia đình ông làm hàng rào vì lý do đó là đất của họ được cấp, vì vậy ông làm đơn khiếu nại gửi UBND huyện Gio Linh.

Qua tìm hiểu, những kiến nghị của ông Minh là có cơ sở. Theo ông Nguyễn Ba, nguyên Trưởng thôn Trúc Lâm giai đoạn 2000-2004, toàn bộ thửa đất trước khi giao cho các hộ, là đất gia đình ông Minh khai hoang, sử dụng và canh tác. Các ông Hoàng Hữu Trung, Hoàng Văn Lũy, Nguyễn Đình Tư là các hộ liền kề sinh sống trước năm 2003 đều khẳng định như vậy.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Trưởng thôn Trúc Lâm hiện nay cho biết, thời điểm giao đất trong 6 hộ, chỉ có 2 hộ có hộ khẩu tại thôn Trúc Lâm, còn 4 hộ không có hộ khẩu thường trú tại thôn, trong đó có hộ ông Lê Văn Thông, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị.

Sau khi phát hiện nhiều sai phạm trong việc cấp 6 lô đất nói trên, ngày 18/4/2018, UBND huyện Gio Linh đã ban hành Quyết định số 1085/QĐ-UBND về giải quyết khiếu nại của ông Trần Đình Minh, công nhận khiếu nại của ông Minh là đúng. Đồng thời, giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thu hồi các quyết định đã cấp đất cho 6 hộ nói trên. Giao UBND xã Gio Quang thu hồi giấy CNQSDĐ 6 hộ trên nộp về Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Ông Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh khẳng định: Quan điểm của huyện là nếu có sai sót trong quá trình cấp đất phải giải quyết dứt điểm nhằm đảm bảo các quy định pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.

Hiện nay dư luận cũng đang quan tâm đến việc chính quyền xã Gio Quang và huyện Gio Linh làm rõ và xử lý những sai phạm của cán bộ tham mưu việc cấp đất trái phép này, qua đó củng cố niềm tin của người dân đối với đội ngũ cán bộ hiện nay.

PHONG DƯƠNG - LÊ MINH

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.