Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản xuất phim về bác sĩ thiên tài tự kỷ phiên bản Việt

PV - 19:54, 18/04/2023

Bộ phim “Good Doctor” (tựa Việt: “Bác sĩ Hạnh Phúc”) từng gây sốt tại Hàn Quốc, Mỹ… được nhà sản xuất BHD làm lại với dàn diễn viên trẻ gồm Trần Phong, Khả Ngân, Lâm Thanh Nhã và Trương Mỹ Nhân.

Trần Phong trong vai bác sĩ Phạm Hoàng Nam. (Ảnh: BHD cung cấp)
Trần Phong trong vai bác sĩ Phạm Hoàng Nam. (Ảnh: BHD cung cấp)

“Good Doctor” bản gốc của Hàn Quốc, ra mắt khán giả trên kênh KBS năm 2013 và đã lập tức gây một cơn sốt trong khán giả. Vai diễn bác sĩ tự kỷ Park Shi On đã đem về cho diễn viên Joo Won rất nhiều giải thưởng của cả điện ảnh Hàn Quốc và châu Á.

Năm 2017, kênh truyền hình Mỹ ABC đã mua lại bản quyền bộ phim và sản xuất với vai chính bác sĩ Shaun thuộc về Freddie Highmore. Phim ngay lập tức đạt Rating 2,2% (khoảng 11,2 triệu người xem) ngay buổi đầu tiên và sau đó cũng tạo nên cơn sốt trong khán giả.

Bộ phim còn được nhiều nước mua lại bản quyền sản xuất như Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… Còn phiên bản Mỹ đến nay đã kéo dài đến phần thứ 5.

Ở phiên bản Việt, mới đây nhà sản xuất BHD cũng đã chính thức tung Teaser Poster của phim làm lại do đạo diễn Danny Đỗ thực hiện. Nhà sản xuất cũng chính thức công bố dàn diễn viên chính gồm Trần Phong, Khả Ngân, Lâm Thanh Nhã và Trương Mỹ Nhân.

“Good Doctor” (tựa tiếng Việt: “Doctor Lof - Bác sĩ Hạnh Phúc”) kể về bác sĩ tài năng Phạm Hoàng Nam (Trần Phong) cùng các đồng nghiệp trong một bệnh viện. Bác sĩ Phạm Hoàng Nam mắc chứng tự kỷ từ nhỏ và có hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã. Lớn lên, anh tốt nghiệp khoa Bác sĩ nội trú Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, được giới thiệu về làm việc tại bệnh viện Thảo Lộc - một bệnh viện lớn có uy tín trong ngành, đặc biệt là khoa Ngoại nhi. Nơi đây tập trung thiết bị hiện đại, có nhiều bác sĩ giỏi, trong đó nổi nhất là Tiến sĩ Đỗ Hoàng (Lâm Thanh Nhã), Trà My (Khả Ngân) và Kim Dung (Trương Mỹ Nhân)…

Vai diễn được chú ý nhất trong phim là Park Si-On, được trao cho Trần Phong. Trần Phong được biết đến từ anh chàng Dũng đào hoa, ăn chơi trong “Mắt biếc” và vai Bách trong “Rừng thế mạng”. Ít ai biết rằng, xuất phát điểm của Trần Phong này là một sinh viên trường Y. Song song với việc học, các hoạt động của anh hầu hết gắn liền với nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, Trần Phong đã gác lại công việc chuyên môn, dành thời gian và tâm huyết để tập trung cho sự nghiệp diễn xuất.

Với lợi thế từng tốt nghiệp trường Y cùng đam mê diễn xuất, Trần Phong vào vai Phạm Hoàng Nam - một bác sĩ thực tập nội trú năm nhất của khoa Ngoại nhi với ngoại hình cao ráo, gương mặt sáng, giàu tình cảm, ấm áp.

Anh chia sẻ về vai diễn: “Đây là vai diễn về đề tài bác sĩ đầu tiên mà Phong tham gia, vì thế đây là một thử thách đồng thời cũng là một trải nghiệm mới đối với Phong. Sau khi đọc kịch bản, Phong thấy nội dung phim rất thú vị và có nhiều điểm mới lạ so với bản gốc. Vốn tốt nghiệp trường Y nên việc góp mặt vào dự án phim “Bác sĩ Hạnh Phúc” lần này khiến Phong rất thích thú”.

Kể việc lựa chọn Trần Phong cho vai bác sĩ thiên tài Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Danny Đỗ cho biết: “Tôi luôn ấn tượng với các gương mặt trẻ. Trong buổi Casting lựa chọn vai diễn, có rất nhiều bạn thể hiện rất tốt, và tròn vai. Tuy nhiên, trong buổi Casting tôi bị thu hút và ấn tượng với Trần Phong. Từ khi đầu buổi Casting, Trần Phong ngồi lặng lẽ một mình trong góc, gương mặt trầm tư, u buồn nhưng toát lên sự thông minh. Trong kịch bản bác sĩ Hoàng Nam là một anh chàng điển trai, tài giỏi nhưng lại mắc chứng bệnh tự kỷ. Hình ảnh của Trần Phong lúc đó đã thể hiện được nhân vật mà tôi mong muốn”.

Diễn viên Khả Ngân trong vai Trà Mi.
Diễn viên Khả Ngân trong vai Trà Mi

Đóng cặp với Trần Phong trong dự án này là diễn viên Khả Ngân, gương mặt không xa lạ với khán giả Việt. Năm 2018, Khả Ngân trở thành tâm điểm của truyền thông khi đảm nhận vai nữ chính phim “Hậu duệ mặt trời” bản Việt đóng cùng Song Luân, Hữu Vi và Cao Thái Hà. Khả Ngân còn được biết đến qua hai dự án của VFC “11 tháng 5 ngày” và “Gia đình mình vui bất thình lình” hiện đang phát sóng trên VTV.

Trong “Bác sĩ Hạnh Phúc”, Khả Ngân vào vai Trà Mi (Cha Yoon-Seo) - một bác sĩ xinh đẹp, thông minh, luôn tươi cười và tận tình với bệnh nhân và cũng là một cô gái giàu cảm xúc, có nhiều nỗi niềm nhưng vẫn tỏ ra bình thản trước mặt mọi người.

Trương Mỹ Nhân trong vai Phạm Kim Dung
Trương Mỹ Nhân trong vai Phạm Kim Dung

Vai Trưởng phòng Kinh doanh & marketing Phạm Kim Dung (Yoo Chae Kyung) do Trương Mỹ Nhân đảm nhận. Khác với những vai diễn cam chịu, hiền lành trước đây, thì với vai Kim Dung, Trương Mỹ Nhân lột xác thành một phụ nữ sắc sảo, xinh đẹp, thời thượng và điềm tĩnh trong công việc. Nhưng ẩn sâu bên trong cốt cách của một cô tiểu thư đỏng đảnh, bướng bỉnh là một Kim Dung điên cuồng trong tình yêu đến nỗi mất đi lý trí.

Ngoài ra, với thông điệp “Hạnh phúc là lựa chọn”, bộ phim sẽ mang đến những cảm xúc ấm áp, những năng lượng tích cực giúp người xem có cách nhìn nhận cuộc đời tươi sáng hơn, giúp mỗi người có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc đời một cách nhẹ nhàng để mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh và cho chính bản thân mình.

Tin cùng chuyên mục
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.