Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Mường Nhé (Điện Biên): Còn nhiều vướng mắc

PV - 09:36, 04/09/2019

Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện đang triển khai việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở, nảy sinh nhiều vướng mắc.

Năm 2015, chị Mùa Thị Sua, tốt nghiệp Đại học Tài chính- Kế toán và được tiếp nhận làm kế toán Phòng Nội vụ huyện Mường Nhé. Sau 4 năm công tác, thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, chị Sua buộc phải đi học thêm chuyên ngành về Luật ở Đại học Luật để đáp ứng công tác chuyên môn.

“Sở dĩ có việc này bởi lẽ Phòng Nội vụ và nhiều phòng chức năng thuộc UBND huyện Mường Nhé đang thực hiện kiện toàn lại tổ chức, cơ cấu lại bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm theo hướng hợp lý về chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp”, ông Trần Quyết Thắng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Mường Nhé cho biết.

Trong bối cảnh thiếu giáo viên, yêu cầu giảm 10% biên chế theo Nghị quyết 18 ở Mường Nhé là chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn. Trong bối cảnh thiếu giáo viên, yêu cầu giảm 10% biên chế theo Nghị quyết 18 ở Mường Nhé là chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Chị Sua chia sẻ: là cán bộ Nhà nước, phải chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức. Nhất là khi chị đang công tác tại Phòng Nội vụ-đơn vị chủ công của huyện trong công tác cán bộ, thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương, càng cần gương mẫu. Vì vậy, chị đã sắp xếp thời gian, điều kiện gia đình để đảm bảo việc học, đáp ứng vị trí việc làm và sự phân công, điều động của đơn vị.

Thực hiện Nghị quyết 18, theo lộ trình, trong năm 2019, huyện Mường Nhé sẽ giải thể phòng Y tế, chỉ giữ lại 1 cán bộ văn phòng theo dõi mảng y tế. Phòng Văn hóa-Thông tin được tách làm hai: Các bộ phận sự nghiệp như Nhà văn hóa, Đội Thông tin lưu động sẽ được sáp nhập vào Đài Truyền thanh-Truyền hình. Theo phương án này, Phòng Y tế giảm được 3 biên chế, tuy nhiên, Phòng Văn hóa-Thông tin không giảm được biên chế nào.

Vướng nhất hiện nay ở Mường Nhé, là việc sáp nhập 3 trạm: Khuyến nông-khuyến ngư, Bảo vệ thực vật, Thú y thành Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp. Theo kế hoạch, sau khi sắp xếp, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện sẽ có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 9 viên chức giúp việc. Tuy nhiên, tên gọi Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp là do huyện tạm đặt, UBND tỉnh Điện Biên chưa phê duyệt và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện hợp nhất ba đơn vị này (về cơ cấu tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ).

Theo ông Trần Quyết Thắng, nếu không có hướng dẫn, sẽ rất khó cho việc phối hợp sau này giữa các địa phương, nhất là trong những lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên hệ công tác. Ông Thắng viện dẫn, trước đây, tỉnh có Trung tâm Khuyến nông, các huyện có Trạm Khuyến nông. Khi cần phối hợp, chỉ cần liên lạc với Trung tâm Khuyến nông hoặc Trạm Khuyến nông là được. Nay sáp nhập, không biết liên lạc với đơn vị nào khi mà tỉnh vẫn giữ lại Trung tâm Khuyến nông, ở cấp huyện nơi thành lập Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, nơi duy trì Trạm khuyến nông…

Đối với ngành Giáo dục, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy càng khó khăn, đơn cử, năm học 2018-2019, chỉ có 1 giáo viên xin chuyển công tác về huyện Mường Nhé nhưng có tới 15 giáo viên xin chuyển đi. Điều này khiến cho huyện Mường Nhé hiện thiếu trên 250 giáo viên. Do vậy, yêu cầu thực hiện giảm 10% biên chế trong điều kiện huyện đang thiếu giáo viên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn...

Ðể khắc phục tình trạng này, thời gian qua huyện Mướng Nhé đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ nhận thức, chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là ở cấp xã. Cụ thể như, quy định về giảm bình quân 2 cán bộ, công chức/xã. Ðối với các xã biên giới của huyện, theo quy định được bố trí tối đa 25 biên chế, nhưng trên thực tế huyện mới chỉ bố trí 23 biên chế; hiện các xã còn lại đều đã có phương án cân đối, sắp xếp bố trí lại.

Ông Trần Quyết Thắng đề xuất: Để đảm bảo đúng tinh thần, mục đích của việc tinh giản là hướng đến một bộ máy gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ, song vẫn phải đảm bảo tốt yêu cầu công việc đặt ra, thì cần phải có lộ trình rõ ràng, hướng dẫn cụ thể. Như vậy, ngoài đảm bảo yêu cầu trong thực thi nhiệm vụ ở cơ sở, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy mới không gây xáo trộn nhiều về tâm lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 phút trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 33 phút trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 6 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 8 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 8 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.
Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Bản sắc riêng trong Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

Sắc màu 54 - Lê Hường - Gia Nguyen - 10 giờ trước
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn gìn giữ đến ngày nay.